Doanh nghiệp » Kinh doanh
Vinacafe Biên Hòa khẳng định đã từng trộn đậu nành vào cà phê để bán
(11:46:40 AM 24/08/2016)Tại diễn đàn Đón sóng thực phẩm sạch diễn ra hôm nay 23.8 tại Hà Nội, một lần nữa ông Nguyễn Tân Kỷ, Tổng giám đốc Công ty Vinacafe Biên Hòa (thuộc Tập đoàn Masan) đã thừa nhận Vinacafe từng trộn đậu nành vào cà phê khi làm hai sản phẩm cà phê hòa tan Wake-up và Phinn để bán ra thị trường trước… sức ép của thị trường.
Ông Kỷ nói: “Tôi thú thật cách đây 3-4 năm, chính xác là năm 2012, đứng trước sức ép của thị trường, sức ép của gu thưởng thức cà phê mới, chúng tôi đã làm ra hai sản phẩm Wake-up và Phinn có trộn đậu nành vào trong cà phê”.
Cả hai sản phẩm đều mang lại kết quả kinh doanh rất tốt cho công ty. Tuy nhiên, theo ông Kỷ, điều này đã khiến trong đội ngũ tại Vinacafe cảm thấy “day dứt” vì chiều theo thị hiếu người tiêu dùng mà “đi ra khỏi triết lý về giá trị nguyên bản trong sản phẩm cà phê của mình”.
Trước đó, tại TP.HCM, trong buổi giới thiệu ra mắt sản phẩm cà phê phin kiểu Việt Nam mang thương hiệu Vietnamo của công ty này, ông Phạm Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT Vinacafe Biên Hòa, cho biết đã gắn bó với thương hiệu Vinacafe hơn 30 năm và đã gìn giữ được triết lý cà phê từ năm 1968 là “nguyên chất, không pha trộn đậu nành bởi cà phê không chỉ là sản phẩm gắn bó với nhiều thế hệ Việt Nam mà còn là thương hiệu quốc gia”. Tuy nhiên, trước lời “tự thú” của chính vị "thuyền trưởng" Vinacafe Biên Hòa, ông Vũ cũng thừa nhận năm 2012, do khẩu vị thưởng thức cà phê của người tiêu dùng có phần bị xáo trộn trước tác động của nhiều nguồn cà phê pha trộn khác nhau và kể cả trước sức ép của thị trường, Vinacafe Biên Hòa đã trộn đậu nành vào cà phê và có ghi rõ trên bao bì bán ra thị trường.
Vào tháng 7 năm nay, một "ông lớn" khác trong ngành cà phê Việt là Nescafe cũng thừa nhận sản phẩm cà phê Việt của mình có trộn đậu nành với lý do nhằm phù hợp khẩu vị và sở thích của người Việt.
Như vậy, với lý do sức ép thị trường, gu thưởng thức mà các "ông lớn" cà phê sẵn sàng chiều theo thị hiếu dễ dãi và đi lệch triết lý kinh doanh mà thương hiệu này theo đuổi từ nửa thế kỷ như vậy. Giải thích về lý do vì sao gu thưởng thức cà phê Việt lại thay đổi để đẩy đến “sức ép” khó thuyết phục này, ông Vũ thừa nhận đó là hậu quả từ thời bao cấp, khi việc mua bán cà phê quá khó khăn, ngăn sông cấm chợ khiến nhiều người vốn yêu thích cà phê nảy ra việc dùng bột bắp, đậu nành rang cháy để thay cà phê, đánh lừa vị giác.
Sau lời tự nhận “có trộn đậu nành vào cà phê” của Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa Nguyễn Tân Kỷ, ông Kỷ cam đoan: “Từ ngày 1.8.2016, Vinacafe Biên Hòa sẽ chỉ sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm làm từ cà phê nguyên chất, không trộn đậu nành”.
Ông Nguyễn Tân Kỷ nói thêm: “Đây quả thực không phải là một quyết định dễ dàng, đặc biệt đối với gu thưởng thức cà phê đã quen với việc pha trộn các loại khác ngoài-cà-phê của người tiêu dùng hiện giờ. Bởi chúng tôi luôn tự hỏi rằng nếu bản thân người Việt Nam chúng ta không tự thân nỗ lực cùng nhau làm những điều tốt đẹp cho cà phê Việt Nam, liệu chúng ta còn có thể trông chờ ai khác giúp mình hay không? Tại Vinacafe Biên Hòa, chúng tôi tin rằng quyết định này là đúng, vì niềm tự hào của cà phê mang bản sắc Việt Nam. Thay mặt cho hàng ngàn nhân viên Vinacafe Biên Hòa, tôi xin cam kết bảo vệ niềm tin ấy đến cùng. Cùng nhau, chúng ta sẽ khôi phục, và tôn vinh giá trị nguyên bản của cà phê Việt Nam”.
Việt Nam đang đứng số 1 về cà phê Robusta, thứ 2 về xuất khẩu cà phê nói chung nhưng người Việt Nam không được uống cà phê thực sự. Đó là câu chuyện nhức nhối đối với người tiêu dùng Việt. Thực tế, vai trò của các doanh nghiệp lớn là có thể định hướng được thói quen của người tiêu dùng, trong đó đa số là những thói quen xấu. Chẳng hạn, thích ăn chả giòn dai tẩm hàn the, thích mua măng vàng đẹp mắt tẩm vàng ô… Các chuyên gia thực phẩm khẳng định những thói quen tai hại đó, nếu chính nhà sản xuất từ chối thực hiện, chắc chắn người tiêu dùng sẽ thay đổi. Như vậy, với thói quen gu thưởng thức cà phê có bột đậu nành, bột bắp của người tiêu dùng lẽ ra thay vì thay đổi để định hướng lại “gu” của người tiêu dùng, nhà sản xuất lại “chiều thị hiếu” rất khó hiểu. Như vậy, gu, nói cách nào đó, “thủ phạm” trước hết là từ nhà sản xuất.
50% cà phê đang được bán trên thị trường là không nguyên chất
Theo ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc cao cấp ngành hàng cafe - Masan Consumer, thuộc Tập đoàn Masan, trung bình mỗi năm, Việt Nam có 17 tỉ ly cà phê được uống, tương đương với khoảng có 35 triệu ly cà phê mỗi ngày. “Chúng tôi không gọi là cà phê mà là di sản quốc gia. Di sản đó đang bị mai một dần vì mỗi năm tại Việt Nam có 17 tỉ ly cà phê được uống nhưng vì một đời sống kinh tế khó khăn, vì lợi nhuận, lòng tham, đang biến thứ thức uống đó thành không phải cà phê. Điều đó khiến hàng triệu người Việt Nam chưa từng được thưởng thức 1 ly cà phê đúng nghĩa", ông Toàn nói và khẳng định số liệu nghiên cứu cho thấy có đến 50% cà phê đang được tiêu thụ trên thị trường không phải cà phê nguyên chất.
Ông Toàn cho rằng hạt cà phê Việt cũng đang được định giá thấp hơn giá trị đổ ra. Mỗi ký cà phê nông dân Việt bán được 2 USD/kg nhưng Starbuck bán 1 ly cà phê đã có giá 4 USD, gấp hàng trăm lần so với hàng triệu người nông dân Việt Nam thu được. “Nescafe hay Starbuck thương hiệu hàng trăm tỉ USD nhưng không trồng 1 hạt cà phê nào. Vậy mà cường quốc số 1 cà phê chúng ta không sống nổi trên chính hạt cà phê chúng ta tạo ra", ông Toàn cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
-
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
-
Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
-
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
-
Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
-
Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
-
Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
-
Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
.jpg)