Doanh nghiệp » Kinh doanh
Quả vải Trung Quốc xâm nhập Việt Nam
(14:38:34 PM 29/06/2014)Theo báo cáo của ngành chức năng cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng xuất khẩu quả vải thiều tươi từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn qua biên giới năm nay sụt giảm 3/4 so với năm ngoái. Cụ thể, mỗi ngày chỉ có 20 xe ô tô (tương đương 300 tấn vải) làm thủ tục thông quan, thay vì 80 xe với hàng ngàn tấn quả như mọi năm.
Trong khi đó, vải từ Trung Quốc đã xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn, được bán nhiều ở các cặp chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), mỗi ngày gần chục tấn. Vải Trung Quốc quả to, đều, có vị “ngọt như đường hoá học”, thu hút sự chú ý và tiêu thụ của người dân địa phương và du khách.
Trạm trưởng Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Thượng uý Đặng Nam Cao, xác nhận từ một tháng nay, cư dân biên giới sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) mang về mỗi người vài kg, sau đó bán lại cho người địa phương và du khách. Tại cổng chính chợ Tân Thanh, từng xe tải đỗ ven đường, bày bán vải thiều “made in China”, người mua khá đông.
Bà Hoàng Thị T, chủ hàng, cho biết: “So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.
Ông Nguyễn Tường, một du khách từ Hà Nội, cho biết: “Mặc dù vải Trung Quốc có giá 7 Nhân dân tệ/kg (tương đương 25 nghìn đồng), cao gấp đôi giá vải ta, nhưng vì thấy lạ, đẹp nên lôi cuốn được người mua”.
Theo các ngành chức năng ở cửa khẩu Tân Thanh, đây là năm đầu tiên ở cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng) xuất hiện loại vải Trung Quốc xâm nhập thị trường nội địa nước ta.
Khi ăn thử vải Trung Quốc, nhiều người e ngại vì sự ngọt bất thường và màu trắng đục, mọng cùi. Họ nghi ngờ có sự tác động của chất bảo quản, hoặc những tác nhân nào đó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Do đây là năm đầu tiên vải Trung Quốc xâm nhập vào thị trường và với số lượng nhỏ lẻ, nên các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn khó ứng phó kịp thời hiện tượng này. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cho rằng việc tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả đúng pháp luật là trách nhiệm của các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu. Qua khảo sát, tháng trước có một lô hàng vải thiều nhập từ bên kia biên giới, nhưng nay ít đi, có ngày không có.
Vải thiều và xoài là những mặt hàng chủ lực, truyền thống của ta xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, một vài năm nay, theo ghi nhận của PV, các loại quả này lại có xu hướng nhập khẩu ngược trở lại Việt Nam.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và một số nhà nghiên cứu nông học, thương gia Trung Quốc đã trực tiếp sang Lạng Sơn, Bắc Giang tìm hiểu, tiếp cận nơi trồng và thị trường; sau một thời gian ngắn, họ đã trồng thành công xoài, vải ở nước họ với nhiều ưu điểm nổi trội, cạnh tranh với hoa quả tươi của ta.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
-
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
-
Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
-
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
-
Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
-
Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
-
Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
-
Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
.jpg)