Doanh nghiệp » Kinh doanh
Lâm Đồng: Huyết môn vốn ít, lời nhiều 
(09:25:27 AM 24/08/2013)
Canh tác hoa huyết môn theo kỹ thuật mới tại Đà Lạt, đạt lãi 100 triệu đồng/ha/năm
Điều tra của Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) cho biết: Cây huyết môn (tropical) có xuất xứ từ Colombia, là một loài cây thân ngắn, sinh trưởng nhanh thành từng bụi rồi nở ra thành từng cành hoa đơn, có thể thu hoạch liên tục tục đến 10 năm sau - kể từ năm ra hoa đầu tiên. Năm 2002, huyết môn nhập về Lâm Đồng và trồng rải rác trong vườn sinh vật cảnh của hộ gia đình. Đến năm 2005, vài chục hộ nông dân Lâm Đồng mới bắt đầu lập nhà lưới trồng hoa huyết môn thương phẩm với quy mô mỗi hộ gia đình vài trăm mét vuông. Từ đó đến nay, do hiệu quả kinh tế mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với các loài hoa cắt cành khác, hoa huyết môn được nông dân các vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lộc… mở rộng thành những khu vực chuyên canh hàng năm từ 20-30 ha, trong đó quy mô canh tác của mỗi hộ gia đình đã tăng lên từ 300-500 m2 nhà lưới.
Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tự rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, nên nông dân rất cần có một sự tác động khoa học để hoàn chỉnh quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Với yêu cầu bức thiết này, từ tháng 12/2012 đến nay, Công ty ATDC Đà Lạt đã vào cuộc phối hợp cùng với nhà nông triển khai thực nghiệm quy trình sản xuất hoa huyết môn bằng các biện pháp sinh học, đạt những kết quả khả quan trên tất cả 4 khâu gồm chọn giống, phối trộn giá thể, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ đối tượng gây hại. Cụ thể đến gần cuối tháng 8/2013, trên 3 vùng sinh thái “đại diện” trong tỉnh Lâm Đồng gồm Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh, Công ty ATDC Đà Lạt đã tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng huyết môn để chuyển giao cho nông dân gồm: tỷ lệ phối trộn giá thể với 20% xơ dừa và 80% vỏ trấu đã hun đốt, ủ kỹ với chế phẩm sinh học (loại Tricoderma C883 với 5-6 kg/10 m3 và EMZ-USA với 1 lít/10 m3) trong 30 ngày trước khi đưa vào chậu. Sử dụng 100% phân bón hữu cơ vi sinh, lượng bón 150 kg/1.000 m2/lần, định kỳ 3 tháng bón 1 lần; sử dụng chủ yếu các loại thuốc sinh học để phòng trừ hiệu quả các bệnh gây hại như thán thư, đốm lá, đốm hoa…
Trong 6 mô hình ở Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh với tổng cộng 1.200 m2 áp dụng đầy đủ trên 4 khâu kỹ thuật nói trên, đặc biệt đã chuyển 100% diện tích trồng theo từng luống giá thể trên mặt đất sang trồng trong chậu giá thể đặt cách ly trên mặt đất, vụ thu hoạch hoa huyết môn thực nghiệm đầu tiên của Công ty ATDC Đà Lạt cho thấy, tất cả vườn mô hình đều cho những thông số đạt yêu cầu cao hơn vườn đối chứng như: giảm từ 8-15% tỷ lệ bệnh cháy lá bìa, thán thư và thối rễ; tăng năng suất thu hoạch hoa cắt cành trên dưới 15%, trong đó hoa loại A tăng lên 65% (vượt 10% so với vườn đối chứng), thời gian bảo quản và sử dụng hoa đến 30 ngày (tăng từ 5-7 ngày so với vườn hoa đối chứng)…
Với giá bán trung bình ở thời điểm tháng 8/2013 là 5.000 đồng/cành hoa huyết môn, hạch toán sản xuất trên 1.000 m2/năm theo kỹ thuật mới sẽ cho “đáp số”: tổng sản lượng 25.000 cành, nhân thành tổng doanh thu 125 triệu đồng, trừ 20% chi phí vồn đầu tư và công lao động, còn lại đạt khoản lãi thu về là 100 triệu đồng. Theo thạc sĩ Phan Ngọc Hùng - Giám đốc Công ty ATDC Đà Lạt, dự báo nhu cầu thị trường tiếp tục tăng lên, tính riêng trong vòng 1 năm tới, tại các vùng sinh thái từ Bảo Lộc đến Đà Lạt có thể phát triển lên 50 ha hoa huyết môn canh tác với quy trình kỹ thuật mới, sẽ góp phần nâng cao giá trị thu nhập đáng kể cho người nông dân trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
-
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
-
Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
-
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
-
Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
-
Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
-
Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
-
Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
.jpg)