Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Xã hội đen lập “chính quyền” giữa rừng nguyên sinh
(23:23:05 PM 25/06/2013)Sau hàng loạt vụ tranh cướp đất rừng, bảo kê thu tiền, bắt giữ lực lượng chức năng hoặc hỗn chiến giữa các thế lực đen..., Công an tỉnh Đăk Nông đã quyết định mở chuyên án triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm, bắt giữ 83 đối tượng từng là nỗi khiếp đảm của người dân và các doanh nghiệp giữa rừng Tuy Đức.
Gỗ lậu bị bắt giữ trên đường vận chuyển về huyện Bù Đăng
Vùng rừng hẻo lánh thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức từ nhiều năm qua được xem là “vùng đất dữ” bởi hoạt động phạm tội của các băng nhóm xã hội đen nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Nhiều băng nhóm lâm tặc ở huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã lên Quảng Trực khống chế, vô hiệu hóa lực lượng chức năng để khai thác gỗ trái phép một cách công khai. Hàng nghìn đối tượng khác từ khắp nơi cũng tràn về, dùng vũ lực bao chiếm hơn 2.000ha đất rừng để mua bán, cho thuê hoặc canh tác thu lợi.
Mỗi ngày “đánh” hàng chục xe gỗ lậu
Mới đây, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt quả tang 2 xe ô tô chở hơn 24m3 gỗ lậu trên tuyến đường rừng từ Tuy Đức về huyện Bù Đăng. Các đối tượng trên xe khai địa chỉ nhận gỗ là một xưởng cưa của Sáu Chở - tức Nguyễn Văn Chở, ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng. Khám xét xưởng cưa này và xung quanh, công an phát hiện hơn 120m3 gỗ chưa kịp tẩu tán. Theo điều tra ban đầu, hàng ngày Sáu Chở và đối tượng Quang kều cho đàn em lên rừng khai thác gỗ hoặc bảo kê khai thác, sau đó đưa về huyện Bù Đăng với số lượng hàng chục ô tô/ngày. Công an Đăk Nông đã khởi tố 9 đối tượng trong đường dây này (có Quang kều, Sáu Chở).
Thu lợi nhiều tỷ đồng
Ngoài lâm tặc làm gỗ, từ năm 2010 đến nay, hàng nghìn đối tượng từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng chọn lối Bù Đăng tràn lên Quảng Trực tranh cướp đất rừng với các doanh nghiệp tư nhân và đơn vị nhà nước bằng vũ lực. Với âm mưu bám trụ lâu dài, các đối tượng này đã liên kết ngày càng chặt chẽ, hình thành một thiết chế tương tự như... chính quyền. Chúng đã thành lập 8 tổ dân cư, bầu các tổ trưởng, thủ quỹ nhân dân, định kỳ và đột xuất tổ chức “họp dân”.
Đã có 3 cây cầu kiên cố bắc qua suối Đăk Zên được xây dựng xong, từ đó mở thêm đường về huyện Bù Đăng. Chúng cũng lập quỹ y tế, xây dựng tủ thuốc để điều trị cho những người bị thương khi đánh nhau với bảo vệ các doanh nghiệp và lực lượng chức năng. Mặt khác, các đối tượng này còn quyên góp tiền đi khiếu kiện nhiều nơi, tập hợp lực lượng chống lại các băng nhóm khác.
Hậu quả là trong 3.145ha đất rừng được UBND tỉnh Đăk Nông cho các Công ty TNHH Hoàng Ba, Kiến Trúc Mới và Công ty CP 59 thuê đã có hơn 2.200ha bị chiếm giữ bất hợp pháp. Sau khi phá rừng, hàng trăm đối tượng đã bán hoặc cho thuê đất để thu lợi nhiều tỷ đồng, số còn lại chiếm giữ canh tác. Công an tỉnh Đăk Nông đã khởi tố 11 đối tượng về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, trong đó vợ chồng Nguyễn Hoàng Kiếm và Lê Thị Sẳng, Nguyễn Văn Hường, Triệu Văn Say, Bùi Thị Hòa - đều trú tại các xã Đăk Nhau, Đường 10, Bom Bo thuộc huyện Bù Đăng.
Còn một thế lực khác manh động, nguy hiểm hơn xuất hiện ở Quảng Trực, đó là các băng nhóm chuyên cướp bóc, thu tiền bảo kê, thao túng các DN có dự án đầu tư...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)