Khí hậu
'Vùng đất chết' Tacloban lại nằm trên đường đi của siêu bão 
(09:49:02 AM 05/12/2014)
Đường đi dự kiến của siêu bão nhiệt đới Hagupit. Ảnh: AccuWeather.com
Siêu bão Hagupit, tên địa phương là Ruby, sẽ làm ảnh hưởng tới 30 triệu người Philippines. Cơn bão đang đi vào vùng biển nóng và liên tục mạnh lên. Đến 16h hôm qua, tâm bão ở vị trí cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 710 km về phía đông. Bão Hagupit đạt cấp 5, cấp tàn phá nghiêm trọng nhất theo thang dự báo bão Saffir-Simpson hay giật trên cấp 17 theo thang sức gió Beaufort.
Theo trang khí tượng Accuweather, bão Hagupit dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực phía đông Visayas, nằm cách 100 km so với đường đi của siêu bão mạnh nhất lịch sử nhân loại trong năm 2013. Những khu vực từng chịu ảnh hưởng của Haiyan sẽ không bị triều cường tồi tệ của bão Hagupit tác động nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả "vùng đất chết" Tacloban.
Bản đồ lượng mưa của siêu bão Hagupit. Ảnh: NOAA
Người ta cũng dự đoán lượng mưa do bão trút xuống sẽ đạt 150 – 300 mm, đe dọa gây ngập lụt trên diện rộng cùng nguy cơ sạt lở đất. Chính phủ Philippines cũng cảnh báo nhiều khu vực có thể bị cô lập trong nhiều ngày và khuyến cáo người dân chuẩn bị sẵn nhu yếu phẩm cần thiết nhằm chống chọi siêu bão.
Sau khi quét qua Philippines trong ngày 6/12, Hagupit sẽ suy yếu nhiều nhưng có thể vẫn đạt cấp độ bão khi tiến vào Biển Đông. Theo dự báo, bão sẽ di chuyển theo hướng tây và có thể đi vào phần đất liền Việt Nam. Trong trường hợp Hagupit suy yếu thành áp thấp sau khi quét qua Philippines, người ta vẫn không loại trừ khả năng nó gây ảnh hưởng tới Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)