Khí hậu
Tiền Giang tập trung thực hiện nhiều dự án ứng phó biến đổi khí hậu
(18:09:39 PM 02/02/2015)Trồng rừng ngập mặn ven biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
Đáng chú ý là 10 dự án trọng điểm được ưu tiên hàng đầu với tổng kinh phí trên 6.918 tỉ đồng, gồm: Dự án nâng cấp đê biển Gò Công; Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Soài Rạp kết hợp bến cá Vàm Láng; Dự án phòng chống xói lở, ổn định bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Long; Dự án bờ kè sông Tiền (thành phố Mỹ Tho); Dự án kè dọc sông Bảo Định (thành phố Mỹ Tho); Hoàn thiện dự án ngọt hóa Gò Công; Dự án gây bồi tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Gò Công; Dự án các tuyến đê huyện cù lao Tân Phú Đông; Dự án trồng mới rừng phòng hộ.
Để giải quyết khó khăn về kinh phí, Tiền Giang tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương cũng như huy động các nguồn vốn, ưu tiên cho những dự án thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng khó khăn; kết hợp kinh phí Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ, các thành phần kinh tế và nhân dân theo hướng xã hội hóa... Một số dự án đã triển khai thực hiện như: Dự án Nâng cấp đê biển Gò Công từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu hiện đã xây kè trên 4.500 m2 trong tổng số trên 21.000 m2 đê biển; Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Soài Rạp đã thực hiện được 5/6 hạng mục công trình; Dự án phòng chống xói lở và ổn định bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong đã hoàn thành phần chống sạt lở khu vực phía tây cù lao với kinh phí 27 tỉ đồng... sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong năm 2015. Các dự án còn lại được tỉnh phân khai hợp lý theo lộ trình giai đoạn 2015 – 2020 hoàn tất đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đối với sản xuất và đời sống.
Theo ông Huỳnh Phước Hải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do nằm ở cuối nguồn sông Mêkông và tiếp giáp với biển Đông, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tỉnh Tiền Giang sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng rõ nét nhất đối với Tiền Giang là: rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng hộ bị xâm thực và suy thoái nghiêm trọng, tình trạng sạt lở bờ sông rạch diễn ra ngày một phức tạp và trên diện rộng, hạn hán và lũ lụt xảy ra hàng năm tại những vùng sinh thái khác nhau do ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng sâu về phía thượng lưu sông Tiền đe dọa cuộc sống và sản xuất của nhân dân địa phương...
Để nâng cao hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu, ngoài giải pháp triển khai quyết liệt các dự án trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, Tiền Giang tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các cấp và các ngành, học tập và ứng dụng khoa học công nghệ mới trong ứng phó thiên tai... Từ đó, giúp người dân an tâm ổn định sản xuất và đời sống, đảm bảo an sinh xã hội theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, “chung sống với lũ”, sản xuất “né lũ, né hạn mặn”, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)