Khí hậu
Tăng cường năng lực xây dựng và thực thi chính sách về biến đổi khí hậu
(12:19:05 PM 10/03/2014)Ảnh minh họa IE
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã và đang xây dựng các chiến lược và chương trình về biến đổi khí hậu, đưa ra các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu vào các văn bản pháp luật. Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ và tổ chức thể chế cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, lựa chọn ưu tiên có tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu là một thách thức lớn. Sự phối hợp giữa các đơn vị và phân cấp vẫn đang là một thách thức không nhỏ.
Theo Tiến sĩ Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khó khăn, hạn chế trong tích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chính sách của ngành nông nghiệp vẫn là thiếu cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu mới được xem xét đưa vào quy hoạch, kế hoạch, chưa lồng ghép đầy đủ biến đổi khí hậu với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương… Để đạt được kết quả, giải pháp là hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất về ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục đánh giá tác động cụ thể của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với từng lĩnh vực của ngành, lựa chọn giải pháp ứng phó phù hợp; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của các cấp, ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng.
Bộ Công thương đề xuất cần thiết lập và tăng cường cơ chế điều phối, phối hợp thường xuyên giữa cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia Biến đổi khí hậu và các đầu mối Ủy ban quốc gia tại các Bộ; ban hành, thể chế hóa yêu cầu lồng ghép biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược. Nhà nước đảm bảo kinh phí và mức độ kinh phí cho thực hiện tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính… để các Bộ ngành chủ động trong ưu tiên hóa và lập kế hoạch thực hiện, đặc biệt là phân bổ kinh phí cho các hạng mục đầu tư thí điểm các mô hình và công nghệ giảm phát thải.
Qua nghiên cứu, đánh giá, các chuyên gia của Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam đang có nhu cầu mạnh mẽ cần hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh. Các phát hiện từ đánh giá các phương án phát triển các bon thấp phải xuất phát từ cải cách giá năng lượng, thúc đẩy sử dụng khí trong ngành điện, sử dụng năng lượng tái tạo; xây dựng lộ trình sử dụng công nghệ than sạch, sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp và hộ gia đình và giao thông vận tải bền vững;...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)