Khí hậu
Hải Dương: mưa lớn góp phần giải hạn cho lúa, cây trồng
(20:25:43 PM 16/05/2015)Ảnh minh họa: TL
Lượng mưa cao nhất đo được là ở thị xã Chí Linh là 39mm, thành phố Hải Dương là 31mm, thấp nhất là ở huyện Thanh Miện là 9mm. Đây là trận mưa rất có ý nghĩa bởi góp phần "giải khát" cho những diện tích cây trồng thiếu nước cục bộ, góp phần tiết kiệm tiền cho việc bơm nước tưới tiêu.
Theo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương), trong cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2015, trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương có 1.300 ha lúa chiêm xuân 2015 thiếu nước cục bộ và trên 95 ha bị hạn. Tình hình thiếu nước trầm trọng nhất xảy ra ở Thị xã Chí Linh. 95 ha hạn đều tập trung tại đây. Cụ thể, xã Hoàng Tiến 50 ha, xã Lê Lợi có 45 ha. Huyện Cẩm Giàng, huyện Thanh Miện có trên 300 ha, Bình Giang có trên 500 ha bị thiếu nguồn nước tưới cục bộ. Các huyện Ninh Giang và Gia Lộc mỗi huyện đều có trên 100 ha. Theo bà con, hiện này lúa đang thời kỳ làm đòng, cứ tình trạng thiếu nước, nắng nóng kéo dài sẽ khiến hạt lép nhiều.
Ông Trần Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hải Dương cho biết: Triều cường cùng với cơn mưa lớn, Chi cục đề nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chỉ đạo các địa phương, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh tận dụng để tranh thủ lấy nước qua hệ thống cống dưới đê vào nội đồng, trữ nước và quản lý chặt chẽ nguồn nước trong các ao hồ và tưới nước tiết kiệm. Đồng thời, các địa phương, đơn vị cần chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, kinh phí để chống hạn kịp thời, đảm bảo toàn bộ diện tích gieo cấy đủ nước tưới dưỡng trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ chiêm xuân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)