Khí hậu
Biến đổi khí hậu sẽ xáo trộn tuần hoàn hóa học của đại dương
(11:09:57 AM 09/09/2013)Sinh vật phù du đóng vai trò rất quan trọng trong tuần hoàn carbon ở đại dương, chúng loại bỏ một nửa carbon có trong không khí trong suốt quá trình quang hợp và lưu giữ chúng dưới đại dương, cách xa bầu không khí bên trên suốt hàng mấy thế kỉ. (ảnh: Michele Hogan)
Sinh vật phù du đóng vai trò rất quan trọng trong tuần hoàn carbon ở đại dương, chúng loại bỏ một nửa carbon có trong không khí trong suốt quá trình quang hợp và lưu giữ chúng dưới đại dương, cách xa bầu không khí bên trên suốt hàng mấy thế kỷ.
Các phát hiện được xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy nhiệt độ nước biển tăng sẽ tác động đến hệ sinh thái phù du dưới các đại dương.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Khoa học Môi trường và Trường Khoa học máy tính thuộc Đại học Đông Anglia đã điều tra các thực vật phù du, chúng là loài sống dựa vào quang hợp để tái tạo và phát triển.
Trưởng nhóm nghiên cứu Tiền sĩ Thomas Mock cho biết “Thực vật phù du, bao gồm vi tảo, chịu trách nhiệm loại bỏ một nửa carbon dioxide ra khỏi bầu khí quyển. Chúng cũng rất quan trọng trong việc điều khiển khí hậu. Chúng tạo đủ oxy cho chúng ta thở, và là thức ăn cho các loài cá khác, vì vậy, chúng đảm bảo an ninh thực phẩm.
“Các nghiên cứu trước đây cho thấy các thực vật phù du phản ứng với nóng lên toàn cầu bằng các thay đổi trong sự đa dạng và sinh sản. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nước biển ngày càng ấm lên tác động trực tiếp đến tuần hoàn hóa học của các sinh vật phù du, điều này chưa được nghiên cứu nào nói đến”.
Các cộng tác viên đến từ Đại học Exeter, cũng là đồng tác giả của nghiên cứu này đã tạo ra mô hình hệ sinh thái toàn cầu trên máy tính, chú trọng vào nhiệt độ đại dương, 1.5 triệu chuỗi DNA của sinh vật phù du đã được lấy ra từ các mẫu vật và các dữ liệu sinh hóa.
Tiến sĩ Mock nói rằng “Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong tuần hoàn hóa học của các vi tảo biển. Nó ảnh hưởng đến các phản ứng này nhiều như chất dinh dưỡng và ánh sáng vậy”.
“Các vi tảo không sản xuất nhiều ribosome ở môi trường nước biển có nhiệt độ cao. Ribosome tham gia hình thành các protein trong tế bào. Chúng rất giàu photpho vì vậy khi chúng bị giảm xuống, điều này sẽ tạo ra tỉ lệ nitơ cao hơn so với photpho, làm tăng nhu cầu nitơ trong các đại dương”
“Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến một tỉ lệ lớn tảo xanh còn gọi là vi khuẩn lam, chúng cố định nitơ trong không khí” ông cho biết thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
-
Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
-
Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
-
Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
-
Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
-
Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
-
Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
-
Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
-
Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)