Khám phá
Chứng minh đặc sản 'hảo hạng' bằng công nghệ DNA
(22:32:44 PM 30/11/2011)
![]() |
Ảnh minh họa: zimbio.com. |
Hồi tháng 10, Cục Lương thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) chính thức phê chuẩn cái gọi là “mã vạch DNA” – một công nghệ có khả năng nhận dạng các loài động vật và thực vật. Nó giống như công nghệ đọc mã vạch để nhận dạng hàng hóa trong siêu thị.
FDA phê chuẩn công nghệ mã vạch DNA vì họ muốn người dân biết hải sản mà họ ăn trong nhà hàng có xuất tại Mỹ hay được nhập khẩu từ nước khác. Chính phủ của nhiều nước cũng đang xem xét khả năng ứng dụng công nghệ mã vạch DNA để nhận dạng nguồn gốc thực phẩm, AP đưa tin.
David Schindel, một nhà khoa học của Viện Smithsonian tại Mỹ, nói rằng các nhà hàng và các công ty cung cấp hải sản tỏ ra quan tâm tới công nghệ mã vạch DNA.
“Khi các bán những món ăn đắt tiền, các nhà hàng muốn người tiêu dùng tin rằng họ đang mua những thứ xứng đáng với món tiền mà họ bỏ ra. Sắp tới chúng ta sẽ thấy phong trào sử dụng mã vạch DNA để chứng minh chất lượng sản phẩm trong giới nhà hàng”, Schindel nói.
Hiện tượng những loại cá có phẩm cấp thấp được bán với giá tương đương những loại có phẩm cấp cao diễn ra khá phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến hải sản. Chẳng hạn, thực khách có thể gọi món trứng cá tầm – một loại đặc sản – khi vào nhà hàng, nhưng bồi bàn bưng ra trứng của cá tầm thìa (một loài cá sông có phẩm cấp thấp hơn nhiều so với cá tầm). Rất nhiều thực khách mất tiền oan mà không hề biết. Trong nhiều trường hợp chính chủ nhà hàng cũng không biết đặc sản mà họ phục vụ khách có phải là “hàng xịn” hay không, bởi hải sản đã bị phân loại nhầm ngay từ khâu đánh bắt.
Việc phân loại nhầm hay gọi sai tên xảy ra đối với khoảng một nửa số loài động vật có xương sống trên thế giới. Thực trạng đó có thể gây nên nhiều hiểm họa cho sức khỏe con người và môi trường.
Mới đây báo chí Mỹ đưa tin hai học sinh trung học Mỹ đã sử dụng DNA để phân biệt trứng cá tầm và trứng cá tầm thìa, nhờ đó mà những người mê món cá tầm sẽ không sợ bị "lừa" khi bước vào nhà hàng. Ngay sau đó FDA phê chuẩn công nghệ mã vạch DNA.
Schindel nói người ta không thể lấy DNA của từng con cá để làm mã vạch vì chi phí cho việc đó sẽ rất lớn, nhưng lấy DNA từ vài con cá trên một tàu là việc hoàn toàn khả thi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam
-
Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
-
Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
-
Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
-
Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
-
Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
-
Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
-
Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)