Cô gái điên đào giếng sâu 10m bằng thìa 
(15:57:46 PM 18/06/2012)
Theo lời của cha mẹ ruột của Nhàn là ông Huỳnh Kỳ (60 tuổi) và bà Hồ Thị Quế (62 tuổi), Nhàn là đứa con gái thứ 4 trong số 5 anh em. Nhàn bị câm điếc và mắc chứng bệnh thần kinh từ khi lên 10 tuổi.
Chiếc giếng trên được Nhàn đào từ khoảng đầu tháng 3 năm nay. Lúc đầu ông bà cứ tưởng chỉ là sự nghịch ngợm vô thức nhất thời của đứa con bị thần kinh. Thế nhưng về sau gia đình không khỏi lo lắng khi thấy trừ những khi ngủ ra, thời gian còn lại đều được Nhàn dành cho việc đào giếng.

Nhàn chuẩn bị xuống giếng
"Dù ngày hay đêm, bất kể khi nào tỉnh dậy là nó ra đào", ông Kỳ cho biết. Thấy giếng mỗi ngày một sâu, sợ con gặp nguy hiểm, nhiều đêm vợ chồng ông Kỳ không còn cách nào khác là chia nhau ra ngồi thức để trông chừng.
Chúng tôi dùnng thước dây đo thử thì chiếc giếng đã sâu gần 10m, nhưng vẫn chưa thấy Nhàn dừng việc đào lại. Việc làm kì quặc của cô gái này đã thu hút hàng trăm người dân hiếu kỳ trong xã và của vùng lân cận kéo nhau đến xem.
Nhìn miệng giếng tròn và sâu thẳng, nhiều người không khỏi kinh ngạc. Theo lời một số người thợ đào giếng lâu năm trong vùng, nếu không dùng dụng cụ thì khó mà đào được miệng giếng tròn và sâu thẳng tắp như vậy.
"Thấy giếng sâu như vậy mà con cứ đào sẽ gặp nguy hiểm chúng tôi định lấp đi. Tuy nhiên lại không dám bởi tính khí của Nhàn rất thất thường, nhỡ nó phản ứng. Chúng tôi chỉ biết thay nhau trông chừng mà thôi", ông Kỳ giãi bày.
Dù đã sâu gần 10m, nhưng Nhàn vẫn đang tiếp tục đào

Dụng cụ để đào giếng của Nhàn
Chuồng trâu bỏ hoang, một trong những nơi mà Nhàn dùng để đổ số đất đã đào
Đống đá được lấy lên trong quá trình đào giếng
Tấm đậy giếng do Nhàn tự tay làm
Miệng giếng tròn và sâu thẳng tắp
Một số vật dụng do Nhàn nặn bằng đất sét, làm bằng tre
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)