Vén màn bí ẩn suốt bao năm về người tuyết Yeti
(08:39:37 AM 03/07/2014)Một dấu chân được cho là của người tuyết Yati
Bryan Sykes, một giáo sư về gene tại Đại học Oxford (Anh) và đội nghiên cứu của ông đã phân tích 57 mẫu lông được cho là thuộc về người tuyết Yeti và thấy rằng thực tế chúng thuộc về loài ngựa, chó và thậm chí là con người.
Tuy nhiên, hai mẫu thử trong đó đã gây ngạc nhiên, bởi dữ liệu di truyền khớp 100% với một loài gấu vùng cực từng tồn tại cách đây 40.000 năm và nay đã tuyệt chủng. Cụ thể loài gấu này đã sống tại kỷ Pleistocene, nhưng nay đã tuyệt chủng.
"Đã từng có những câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của loài gấu trắng ở Trung Á và dãy Himalaya" - các nhà khoa học nói trong thông báo gửi tới báo chí- "Dường như 2 sợi lông nằm trong nghiên cứu đã tới từ một loài gấu lạ chưa từng được nhận diện, hoặc nó thuộc về một con gấu lai giữa loài gấu vùng cực và gấu nâu".
“Nếu những con gấu này sống nhiều ở dãy Himalaya, chúng có thể đã góp phần tạo ra nền tảng sinh học cho huyền thoại về Yeti, đặc biệt là khi chúng có các hành động dữ tợn hơn nhiều các loài gấu bản địa khác" - giáo sư Sykes tuyên bố.
Tuy nhiên các nhà khoa học ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên London nói rằng kết quả của giáo sư Sykes đã "không chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của Yeti". Họ đánh giá ông chỉ loại bỏ bớt một số mẫu lông tóc từng được xem là thuộc về Yeti, ra khỏi hoạt động cân nhắc đánh giá xem "quái vật" này có tồn tại hay không.
Giáo sư Skyes và mẫu tóc được cho là thuộc về Yeti
Giáo sư Sykes đã không phiền lòng trước những nhận xét đó. "Các nhà nghiên cứu quái vật Yeti và những người đam mê sinh vật này thích cho rằng nó đã bị khoa học chối bỏ sự tồn tại" - ông nói - "Khoa học chẳng chấp nhận hay chối bỏ bất kỳ điều gì. Tất cả những gì khoa học làm là kiểm tra các chứng cứ thực tế và đó là điều tôi đang làm".
Nghiên cứu của ông và cộng sự đã được xuất bản trên tuần báo khoa học Proceedings of The Royal Society B.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)