Thông số cơ bản của chiếc trực thăng Mi 171 bị rơi ở Hòa Lạc
(19:56:12 PM 07/07/2014)
Một số thông số cơ bản của trực thăng M 171
Theo tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, lúc 7 giờ 53 sáng 7-7 trong khi đang bay huấn luyện thả dù tại khu vực sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây, Hà Nội), chiếc máy bay Mi 171 số hiệu 01 của Trung đoàn không quân 916, Sư đoàn không quân 371 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã bị cháy động cơ, rơi tại thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vụ tai nạn đã làm 16 cán bộ, chiến sĩ hy sinh; 5 người bị thương.
Được biết, Mi 171 là loại trực thăng do Nga nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở máy bay Mi 17 từ những năm 1970. Mi 17 là phiên bản xuất khẩu của Mi 8.
Mi 17 có trọng lượng 12 tấn, năng lực vận tải khoảng 4 tấn, vận tốc 250 km/h, tầm bay 590 km. Tổ lái của máy bay bao gồm 3 người, có thể chuyên chở tới 40 người, bên ngoài có thể cẩu treo 4 tấn hàng hóa.
Máy bay trực thăng MI 171 của Việt Nam trước lúc cất cánh khỏi sân bay Cà Mau ngàyđi tìm kiếm chiếc máy bay MH 370 bị mất tích Malaysia mất tích
Mi 17 là loại trực thăng có sức bền rất tốt, giá thành hợp lý. Từ sau khi hoàn tất chế tạo Mi 17 năm 1998, Nga đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu loại máy bay này. Hiện Nga đã xuất khẩu vài trăm chiếc Mi 171 tới nhiều nước trên thế giới.
Trong biên chế của lực lượng Phòng không - Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài Mi 17 còn có biến thể Mi-171.
Mi 171 đang hoạt động trong biên chế lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam với vai trò tìm kiếm cứu nạn. Trực thăng Mi 171 từng đã góp phần quan trọng trong việc vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các vùng bị thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ngư dân hoạt động trên biển.
Trong quá trình tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH 370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích đầu tháng 3 vừa qua, Việt Nam đã huy động nhiều lượt chiếc trực thăng Mi 171 để tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Trực thăng Mi 171 đã được huy động để tìm kiếm chiếc may bay MH 370 cả trên đất liền và trên biển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)