Thấy dấu tích về người nguyên thủy tại Hà Giang
(14:06:18 PM 06/09/2012)Ngày 5.9, phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết các cán bộ Viện Khảo cổ học và Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, đã tìm ra nhiều dấu tích của người nguyên thủy tại khu vực này.
Trong đợt điều tra, khảo sát tại khu vực này vào tháng 7.2012 vừa qua, các nhà khảo cổ đã tìm thấy gần 100 di vật đá trong đó hầu hết đều được chế tác từ đá cuội sông, có nguồn gốc tại địa phương.
|
Cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh: ashui.com |
Kỹ thuật gia công ghè đẽo các công vụ này còn đơn giản, hình dáng cổ sơ. Phần lớn mặt ngoài di vật bị phủ lớp phong hóa màu vàng sẫm, tuy vậy các vết ghè đẽo vẫn biểu hiện rất rõ. Những di vật này là những chiếc cuốc tay, rìu chặt thô mang đặc trưng của đồ đá cũ.
Tuy chưa tìm thấy các di tích hóa thạch cổ sinh đi kèm, nhưng bước đầu các nhà khảo cổ đoán định đây là di tích khảo cổ thuộc thời đại đá cũ, niên đại hậu kỳ Cánh Tân, cách đây hơn 18.000 năm.
Đặc biệt, trong một hang nhỏ nằm ở sườn chân núi liền kề với di chỉ Cán Tỷ, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số công cụ đá trong một hốc sâu ở phía phải cửa hang. Những công cụ này giống với công cụ trong địa tầng Cán Tỷ. Như vậy, có nhiều khả năng hang này đã từng được người nguyên thủy sử dụng làm nơi cư trú. Trong quá trình săn bắt, hái lượm, người xưa đã đánh rơi hoặc bỏ lại những công cụ đá trên những bậc thềm sông cổ.
Căn cứ vào tình trạng trầm tích chứa di vật, vào trình độ kỹ thuật chế tác cũng như loại hình công cụ, các nhà khảo cổ cho rằng Cán Tỷ là di chỉ cư trú của người nguyên thủy sống ở thời đại đồ đá cũ, có tuổi cách nay chừng 20.000 năm.
Các nhà khảo cổ đang có kế hoạch mở rộng khai quật địa điểm này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)