Phát hiện hóa thạch của khủng long nhỏ như loài chó 
(11:34:40 AM 10/05/2013)
Phát hiện này chứng tỏ số lượng khủng long từng tồn tại trên thế giới nhiều và đa dạng hơn so với giả thuyết trước đây.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Hoàng gia Ontario công bố trên mạng tin CTV ngày 9/5 cho biết khủng long Acrotholus Audeti có chiều cao không quá đầu gối con người và chỉ nặng 40kg, tương đương loài cừu hay giống chó Đức.
Khủng long Acrotholus Audeti (Nguồn: dailytelegraph.com.au)
Động vật hai chân ăn thực vật này được xếp vào nhóm khủng long có tên gọi là pachycephalosaur do cấu tạo xương sọ đặc biệt, xương đỉnh đầu hình tròn có đường kính khoảng 10cm.
Theo các nhà khoa học, phát hiện mới này đã bổ sung thêm "một miếng ghép" quan trong trong quá trình tìm hiểu bức tranh phát triển và tuyệt chủng của loài khủng long, nhất là trong thời kỳ cách đây 85 triệu năm.
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy mẫu hóa thạch khủng long Acrotholus Audeti gần như nguyên vẹn là vào năm 2008 tại tỉnh Alberta.
Đây là cơ hội hiếm có phục vụ các nghiên cứu về loài khủng long nhỏ, vì xương của những động vật nhỏ thường hay bị các động vật ăn thịt phá hỏng hoặc dễ bị phân rã trước khi kịp hóa thạch.
Qua nghiên cứu 600 mẫu hóa thạch của khủng long thuộc nhóm đầu tròn pachycephalosaur tìm được cho đến nay, các nhà khoa học Canada xác định có ít nhất 16 loài thuộc nhóm này, trong đó có Acrotholus Audeti.
Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện tương tự sẽ giúp tái hiện các cộng đồng khủng long đặc biệt qua các thời kỳ.
Những mẫu hóa thạch khủng long Acrotholus Audeti sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở thành phố Toronto vào cuối tháng 5 này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)