Phát hiện cơ chế giúp "mèo bay xuống đất" như làm xiếc 
(11:17:26 AM 01/06/2014)
Từ lâu, con người đã luôn ngưỡng mộ khả năng tiếp đất trên bốn chân của loài mèo dù rơi ở độ cao lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn thắc mắc cơ chế đầy đủ trong việc tiếp đất của những chú mèo. Một video mới đây sử dụng kỹ thuật quay phim tốc độ cao đã tiết lộ những hoạt động thể chất cụ thể về cú chạm đất diệu kỳ đó.
Chủ tịch Hiệp hội Động vật học London - Giáo sư Patrick Bateson thuộc ĐH Cambridge cho biết: "Kỹ năng tiếp đất của mèo vô cùng đặc biệt, đó được coi là một "nghệ thuật" ngã tinh xảo".
Mèo có cảm giác cân bằng rất cao và có bộ xương sống linh hoạt, điều này cho phép chúng vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống - một khả năng bẩm sinh gọi là "phản xạ vặn mình". Phản xạ đặc biệt này đã được hình thành ở mèo con, khi chúng khoảng 3 tuần tuổi và chúng hoàn toàn làm chủ kỹ năng này khi 7 tuần tuổi.
Khi một con mèo nhảy hay ngã xuống từ trên cao, nó sử dụng hệ thống tiền đình hoặc thị giác để xác định trên dưới, rồi vặn nửa trên thân mình để quay mặt xuống. Tiếp đến, nửa dưới cơ thể vặn theo sau.
Mèo cũng được hỗ trợ bởi thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ, bộ lông dày, giúp giảm vận tốc và giảm thiểu tác động xung quanh. Một số còn mèo còn xoay chuyển làm dẹt cơ thể của mình, giúp tạo ra hình một cái dù cản không khí khiến chúng rơi xuống chậm hơn. Cùng với đó, những chiếc móng ở trên chân mèo sẽ được mở rộng để có độ bám tốt khi tiếp đất.
Một vài thí nghiệm đã được thực hiện trước đây cho thấy, chú mèo Nelly đã gặp chấn thương khi bị rơi từ trên nóc tủ quần áo xuống. Các nhà nghiên cứu cho biết, càng rơi ở độ cao thấp, mèo càng dễ bị thương. Lý do là bởi chúng không đủ thời gian để có thể "vặn mình" đúng tư thế và lấy cân bằng khi tiếp đất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)