Những bí ẩn chưa có lời giải trong thảm họa MH17 

(08:32:21 AM 22/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Thảm kịch trên chuyến bay MH17 khiến 298 người thiệt mạng ở miền đông Ukraina khiến toàn thế giới chấn động nhưng nhiều bí ẩn xung quanh nó vẫn chưa thể giải đáp.
>> Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình >> Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới >> Vì sao hạt giống bí ẩn từ Trung Quốc gây ngờ vực ở Mỹ? >> Lời giải cho những bức tường mang màu thời gian ở Hội An >> Diện tích băng ở Nam Cực thu hẹp một cách bí ẩn
Ai bắn rơi máy bay?
Đây là câu hỏi chưa thể trả lời trong thời điểm hiện tại. Chính phủ Ukraina cáo buộc các tay súng nổi dậy ở miền đông đất nước bắn rơi MH17 bằng hệ thống tên lửa phòng không Buk. Tuy nhiên, lực lượng tự vệ chống chính quyền Kiev luôn phủ nhận cáo buộc này. Trong cuộc họp báo gần nhất, Aleksander Borodai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra quốc tế nhằm tìm ra nguyên nhân sự cố MH17.
Cần cẩu nhấc mảnh vỡ chiếc Boeing 777 bị bắn rơi ở miền đông Ukraina. Ảnh: BBC
Trước đó, các quan chức Mỹ cho biết quả tên lửa đất đối không bắn rơi máy bay chở khách của Malaysia Airlines cất cánh từ miền đông Ukraina, trong khu vực các tay súng nổi dậy kiểm soát. Trong khi đó, giới chức Nga cáo buộc Chính phủ Ukraina phải chịu trách nhiệm cho sự cố MH17 vì thảm kịch sẽ không xảy ra nếu khu vực này hòa bình.
Các bên liên quan và dư luận quốc tế chỉ tìm ra câu trả lời thỏa đáng khi một cuộc điều tra quy mô và toàn diện được tiến hành xung quanh vụ tai nạn thảm khốc.
Vì sao máy bay chở 298 người bị bắn rơi?
Nếu lực lượng nổi dậy gây ra vụ tai nạn, nhiều khả năng họ nhầm nó với một máy bay quân sự của quân đội Ukraina. Các tay súng chống đối chính quyền Kiev từng sử dụng tên lửa đất đối không để bắn hạ nhiều máy bay quân sự Ukraina. Tuy nhiên, đó là loại tên lửa vác vai, có tầm bắn tối đa 3.000 – 4.000 m. MH17 bị bắn rơi khi đang di chuyển ở độ cao 10.000 m.
Trong khi đó, truyền thông Nga cáo buộc hai máy bay chiến đấu của Không quân Ukraina bay gần chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines vài phút trước khi nó bị bắn hạ trên bầu trời Donetsk. Người ta chưa thể giải thích lý do những phi cơ này đi theo MH17 khi nó bay qua vùng chiến sự ở miền đông Ukraina.
Vì sao MH17 vẫn bay qua vùng chiến sự?
Máy bay của các hãng hàng không phải tuân thủ đường bay mà cơ quan chuyên trách của họ đặt ra. Tuyến đường qua miền đông Ukraina được nhiều nước sử dụng. Cơ quan quản lý an toàn bay châu Âu (Eurocontrol) cho biết, chính quyền Ukraina đã đóng vùng không phận dưới 9.750 m ở khu vực miền đông đất nước. Tuy nhiên, MH17 bị bắn rơi khi di chuyển ở 10.000 m, cao hơn độ cao tối thiểu.
Thi thể nạn nhân nằm bên một con đường gần hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Getty
Hộp đen máy bay ở đâu?
Lực lượng vũ trang chống Chính phủ Ukraina cho biết họ đang giữ những thiết bị nghi là hộp đen ghi âm buồng lái và dữ liệu chuyến bay của MH17. Lãnh đạo phe nổi dậy gọi chúng là những “thiết bị kỹ thuật” nhưng chưa thể khẳng định nó có phải hộp đen máy bay hay không. Lực lượng này vẫn lưu giữ chúng ở một nơi bí ẩn trong Donetsk nhưng sẵn sàng giao nộp cho đội điều tra quốc tế.
Người ta sẽ tìm thấy thi thể của 298 nạn nhân?
Tính tới thời điểm hiện tại, các đội cứu hộ đã tìm thấy 270 thi thể nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, mảnh vỡ máy bay trải rộng 15 km ở khu vực hẻo lánh ở miền đông Ukraina khiến các hoạt động tìm kiếm thi thể gặp nhiều trở ngại. Do cơ sở hạ tầng ở Grabovo còn nghèo nàn nên lực lượng nổi dậy Ukraina buộc phải lưu giữ xác nạn nhân trong các toa tàu lạnh ở nhà ga thị trấn Torez, cách hiện trường tai nạn khoảng 15 km.
Toa tàu đông lạnh chứa thi thể những người thiệt mạng trong thảm họa MH17. Ảnh: Reuters
Số phận những thi thể ra sao?
Những toa tàu lạnh là giải pháp duy nhất giúp bảo quản thi thể nạn nhân thảm kịch MH17 khỏi cái nóng mùa hè ở Donetsk. Trong bối cảnh chính trường Ukraina đang hết sức rối ren, người ta không thể nói trước điều gì về phần còn lại của các nạn nhân. Aleksander Borodai, lãnh đạo lực lượng ly khai, khẳng định họ sẽ bàn giao thi thể cho người thân của họ sau khi các chuyên gia khám nghiệm.
Trong khi đó, thân nhân những người tử nạn đang mòn mỏi chờ nhận thi thể người thân. Bà Selena Fredriksz, mẹ của một nạn nhân trên chuyến bay định mệnh khóc nức nở trong buổi lễ tưởng niệm ở sân bay Schiphol, nơi MH17 cất cánh. “Tôi muốn thi thể con trai mình. Họ có thể làm bất cứ điều gì nhưng xin hãy trả nó cho tôi”, Fredriksz nghẹn ngào nói.
(Theo Tri thức trực tuyến)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)