Công bố kết quả khai quật, nghiên cứu mộ hợp chất Cầu Xéo, Đồng Nai
(22:52:01 PM 04/11/2011)Mộ hợp chất Cầu Xéo, Đồng Nai
Mộ hợp chất Cầu Xéo được đơn vị thi công xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây phát hiện trong quá trình giải toả mặt bằng. Sau đó tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trường Đại học khoa học và xã hội nhân văn (thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành khai quật từ ngày 5/9 đến 25/10. Quá trình khai quật, các nhà khoa học đã giữ được hầu như nguyên trạng ngôi mộ đưa về văn miếu Trấn Biên phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn. Quần thể mộ cổ Cầu Xéo rộng 40m2, với kiến trúc khép kín tạo thành hình chữ nhật, có cửa mộ hướng Bắc và xung quanh là tường thành.
Các nhà khoa học khẳng định chủ nhân mộ cổ Cầu Xéo có giới tính nữ, độ tuổi khoảng 50 đến 60 tuổi, cao khoảng 1,5m, nhuộm răng đen. Chủ nhân ngôi mộ được chôn theo các di vật như cối trầu, túi gấm, 20 khuy áo bằng vàng tây, 1 gối da màu đen, 1 đôi hài gấm thêu kim tuyến chỉ vàng, một số hạt lúa, cùng hàng ngàn trái cây lạ rắc ở phần chân. Trong quan tài còn phủ đầy kín từ đầu đến chân một lớp lá sen còn nguyên hình.
Theo đánh giá của giới khảo cổ, công trình mộ cổ Cầu Xéo mang nhiều giá trị khoa học. Đây là một quần thể kiến trúc mộ hợp chất còn giữ nguyên được gần như nguyên vẹn hình hài nguyên thuỷ, mang dấu ấn của dạng mộ hợp chất quý tộc tộc thời trung và cận đại. Các chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc quần thể mộ còn mang đặc trưng của kiến trúc mộ cổ quý tộc Nam bộ với các trụ cổng hình búp sen, các chân ban thờ, bình phong kiểu chân quỳ… và cả di tồn Hán Nôm quý hiếm trên bia. Ngoài ra, di tích mộ hợp chất Cầu Xéo còn có nhiều điểm rất độc đáo lần đầu tiên được biết đến ở Việt Nam như lớp lá sen phủ kín mộ, lớp thuỷ ngân mỏng rắc phần đầu và lớp hạt cây lạ rắc phần chân. Trong đó lớp thuỷ ngân rắc ở đầu thi hài là độc tố acid tính mạnh. Nhận định của các nhà khoa học việc người xưa sử dụng loại chất này nhằm mục đích diệt khuẩn.
Về chất liệu hợp chất và kỹ thuật xây cất, qua kết quả phân tích quang phổ và cường độ nén cho thấy vật liệu xây dựng mộ cổ Cầu Xéo đạt chất lượng “hảo hạng”. Qua phân tích carbone tại Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa học khẳng định độ tuổi của quần thể di tích mộ cổ Cầu Xéo vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)