Viếng "sân gôn của quỷ" ở thung lũng Chết 
(08:43:10 AM 29/03/2014)
Ranh giới chính xác của "sân gôn của quỷ" chưa rõ ràng với những khu vực khác trong thung lũng Chết, bởi nó mở rộng từ khu vực lân cận Ashford Mill đến Salt Creek Hills, một khoảng cách khoảng 71 km.
Đây là một chảo muối khổng lồ, là kết quả của sự bốc hơi từ hồ nước có độ sâu 9m từng bao phủ thung lũng. Khoảng 2.000 đến 4.000 năm trước, hồ nước này khô cạn, để lại những khoáng chất hòa tan trong đó.
Trải qua hàng nghìn năm, những khoáng chất tồn động trong hồ trải qua những quá trình chạm khắc đặc biệt của thời tiết mà cho ra những hình dạng tuyệt vời trông thấy như ngày nay.
Chảo muối này có nhiều hình dạng răng cưa lạ thường. Trong cuốn sách hướng dẫn đến đài tưởng niệm quốc gia thung lũng Chết mang tên National Park Service, xuất bản năm 1934 ghi rằng "chỉ có quỷ mới chơi gôn" trên bề mặt của lòng chảo muối. Ngay sau đó, chảo muối đã nổi tiếng với cái tên là “sân gôn của quỷ”.
Khoảng 150.000 năm trước, chảo muối này từng là địa điểm mà hồ nước sâu và rộng lớn được hình thành, do tuyết và các sông băng tan chảy xa xôi như từ dãy núi Sierra Nevada ở phía tây Hoa Kỳ. Nó được gọi là hồ Manly, phần chính của hồ sâu 183m. Trong khoảng thời gian này, phần lớn muối bao gồm cả những hình thành đá được đẩy vào khu vực.
Kết thúc kỷ băng hà (khoảng 10.000 năm trước đây), sự biến đổi khí hậu đã bắt đầu một giai đoạn bốc hơi làm khô cạn hồ Manly. Tiếp theo đó là một thời gian ngắn trong Thế Holocen (Thế Toàn Tân vào khoảng 11.700 năm trước), khí hậu ẩm ướt hơn nhiều và hồ Manly cạn nước vì bốc hơi trước đó được chan đầy nước, chủ yếu do tuyết tan chảy từ những ngọn núi xung quanh và hệ thống thoát nước của con sông Amargosa. Thời gian này, chảo muối ngập đến độ sâu khoảng hơn 9m.
Lại một lần nữa khí hậu ấm lên, lượng mưa giảm và hồ Manly bắt đầu cạn khô dần. Vì nước bốc hơi, khoáng chất hòa tan trong hồ ngày càng tập trung lại, cuối cùng để lại một hồ muối dày tại những phần thấp nhất của bề mặt thung lũng Chết.
Vào mùa lũ lụt định kỳ ở lưu vực sông Badwater, chảo muối ngập nước nhưng về sau cũng khô lại. Sân gôn của quỷ nằm trong một phần của chảo muối thung lũng Chết là một vài mét trên mực nước lũ.
Nếu như không có những tác động làm mềm của nước lũ, thì muối bùn tại sân gôn của quỷ sẽ phát triển dần lên và tuyệt vời hơn, như những chi tiết phức tạp của tháp nhọn đầy răng cưa.
Các tháp nhọn được hình thành khi nước chứa vị mặn tăng lên từ lớp bùn ở bên dưới. Nước dẫn từ dưới lên trên theo những chiếc ống hết sức nhỏ rồi nhanh chóng bốc hơi, để lại một lượng muối lớn đằng sau đó.
Các tháp nhọn này phát triển rất chậm, có lẽ ít nhất là trong 35 năm mới dài ra được khoảng 2,54 cm. Gió và mưa liên tục điêu khắc ngọn tháp muối thành những hình dạng hấp dẫn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)