Nô nức đi xem voi... đá bóng 
(21:32:50 PM 25/03/2012)
Từ sáng sớm, từng dòng người và du khách đã đổ về Buôn Đôn, nơi được xem là “cái nôi” của nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng để xem những chú voi trổ tài.
Đầu tiên là phần thi voi đá bóng, những chú voi hùng dũng được chia làm 2 đội, mỗi bên 5 con voi để cùng thì đấu với nhau. Những chú voi to lớn được các nài voi khéo léo điều khiển voi dùng chân, vòi để giữ bóng, dẫn bóng và sút bóng. Sau mỗi pha xử lý bóng khéo léo, hấp dẫn của các “cầu thủ voi”, người dân và du khách không ngừng vỗ tay cổ vũ, hò reo.
Sau phần thi đá bóng, voi tiếp tục bước vào phần thi chạy nhanh. Tham gia cuộc đua năm nay có 18 voi đến từ các trung tâm, khu du lịch và voi của người dân ở các buôn trên địa bàn huyện Buôn Đôn.
Cuộc đua diễn ra trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng. Bước vào cuộc đua, các “vận động viên” voi lững thững tiến về vị trí tập kết, xếp thành một hàng ngang dài theo thứ tự, rồi cúi chào khán giả. Mỗi “vận động viên” voi sẽ cõng trên mình một Gru (Nài Voi) ngồi trên cổ, hai chân quặp vào cổ voi và dùng chân điều khiển, một người phụ giúp ở phía sau đuôi.
Ở phần thi này, các nài voi phải thật bình tĩnh, tập trung cao độ để điều khiển, khéo léo đưa Voi mình giành thắng lợi. Khi có lệnh xuất phát, những chú voi nặng nề lay động rồi dũng mãnh lao về phía trước, chiếc vòi cuốn ngược lên trời, tiếng gầm rú vang động.
Nài voi ngồi phía trước liên tục điều khiển thúc voi mình lao nhanh về phía trước. Người giúp việc phía sau, một tay nắm sợi dây giữ cho mình khỏi rơixuống đất, tay kia cầm chiếc búa gỗ, gõ vào mông voi thúc giục voi vượt qua đối phương.
Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên dồn dập cùng với tiếng cổ vũ, hò reo của du khách thúc giục những vận động viên khổng lồ của núi rừng lao thật nhanh.
Trong chương trình lễ hội năm nay, bên cạnh môn thi voi đá bóng, voi chạy đua sẽ còn nhiều môn thi khác như: thi voi vượt sông, tái hiện nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng… sẽ tiếp tục diễn ra trong các ngày còn lại.
Hãy cùng xem những màn trình diễn độc đáo của những chú voi:
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)