Đi tìm thành phố bị bỏ quên
(08:10:20 AM 09/07/2012)
Bên trái là khu hoàng gia và đền thờ, bên phải là khu nhà ở chen lẫn ruộng bậc thang - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Machu Picchu là địa danh được nhiều kênh truyền hình và báo chí “để mắt”, nhưng cũng giống như xem giải bóng đá Euro, cảm giác mục kích tận nơi quá hấp dẫn, hồi hộp, thú vị và “đã” như ngồi khán đài ghế hạng A. Cái “đã” của con người nhỏ bé trước công trình đá đồ sộ nhưng tỉ mỉ và hoàn hảo từ tổng quan đến từng chi tiết. Tuyệt tác này là dấu ấn một thời vàng son của dân tộc Quechua ngày xưa.
Tuyệt vời kiến trúc
Từ thành phố Cusco chúng tôi “bắt” xe lửa đến ga Aguas Calientes mất hơn ba giờ, đi tiếp bằng xe buýt một đoạn đường 8km lên núi Machu Picchu mất khoảng 20 phút nữa, chúng tôi được chạm vào thành phố bị bỏ quên của nền văn minh Inca. Có lẽ không ai trong đoàn lại không kinh ngạc trước vẻ đẹp hoành tráng của một đô thị Inca xưa, được quy hoạch kết hợp hoàn hảo giữa các đền đài, nhà ở, ruộng vườn... với thiên nhiên đến thế.
Công trình trong thành phố là những kiến trúc nghệ thuật phát triển cao của nền văn minh Inca, xây bằng đá khối kết hợp tài tình với núi đá chập chùng. Bên cạnh các công trình đá khô khan là những mặt bằng xanh mướt màu hoa cỏ của các hộp vuông khổng lồ có cạnh viền đá.
Mọi chuyến đi Machu Picchu đều xuất phát từ thành phố Cusco cao 3.300m - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Thành phố Machu Picchu có đủ các loại công trình từ đền thờ, lâu đài, lăng mộ, quảng trường, đường sá, ngõ hẻm, nhà tắm và khoảng 200 nhà ở bao gồm nhà dân, trại lính, nhà kho, xưởng thủ công, nhà dành cho hoàng gia, giới quý tộc của đế chế Inca, phần lớn xây trên các đỉnh núi. Trên triền núi giữa các khu nhà có những vách đá khối ốp quanh các ô đất để tạo thành ruộng bậc thang đẹp ngỡ ngàng. Thành phố có hai đường dẫn nước đổ vào khu nhà ở theo ưu tiên thứ bậc tầng lớp quý tộc và các khu vực nông nghiệp rộng lớn.
Sống trong thời đại kỹ thuật xây dựng ngày nay, nhưng thật không thể hiểu được phương tiện dùng chế tác và kỳ công xây lắp công trình đá khối granite thời bấy giờ. Từ đền đài, nhà cửa, đường sá, bờ ruộng, mương nước đều được xây bằng đá khối granite xếp chồng lên nhau không cần vôi vữa. Những tường đá thẳng tắp và xếp khít lên nhau không để lại khe hở của các mối nối, đặc biệt nơi thờ tự các bề mặt khối đá được mài nhẵn láng.
Tường đá công trình lớn có độ nghiêng chụm vào nhau và các khối đá có ngàm kết nối để chống động đất, nhờ đó các công trình tồn tại hàng trăm năm nay. Mái nhà xưa được lợp bằng rơm trên sườn gỗ được phục chế ở vài ngôi nhà biệt lập, phần lớn di tích vẫn giữ nguyên các bờ tường vách đá. Đường sá trong đô thị nhỏ hẹp, khúc khuỷu, do người Inca xưa không dùng ngựa mà là con lama - một loài lạc đà không bướu có tốc độ chậm để cưỡi và thồ hàng. Các đoạn đường dốc được xây bậc đá cho người đi bộ.
Ngọn đồi linh thiêng quảng trường thần thánh, giữa là ngôi đền ba cửa sổ - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Chờ giải mã Khipus
Một điều ngạc nhiên khác, người ta vẫn chưa biết vì sao người Inca không dùng bánh xe mà vẫn xây các bờ tường bằng khối đá nặng đến 10-15 tấn. Họ còn để lại hệ thống văn bản khipus bằng chùm dây nút thắt, đó là mã nhị phân 7 bit để lưu giữ thông tin, đang được các nhà khoa học giải mã. Đến khi giải mã hoàn toàn được khipus mới làm sáng tỏ về nền văn minh này.
Theo những nghiên cứu khảo cổ cho thấy Machu Picchu do vua Pachacuti xây dựng, bắt đầu từ khoảng năm 1440. Đó không phải là một thành phố thông thường, mà là nơi nghỉ dưỡng của giới chức cầm quyền và quý tộc Inca từ thủ đô triều chính Cusco đến đây hưởng thụ. Ước tính không quá 750 người sống tại đây cùng một thời điểm.
Năm 1532 người Tây Ban Nha bắt đầu xâm chiếm, đế chế Inca sụp đổ khiến Machu Picchu bị bỏ hoang và được thế giới biết đến nhờ công của ông Hiram Bingham, một nhà thám hiểm - khảo cổ Hoa Kỳ. Ngày 24-7-1911, nhà thám hiểm này đã đến được Machu Picchu nhờ những người Quechua địa phương dẫn đường và đã đặt tên nơi này là “Thành phố đã mất của người Inca”.
Đền thờ chim thần Condor, phía sau được xây biểu tượng hai cánh - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Du khách ngắm đồng hồ thiên văn mặt trời và đền thờ trên quảng trường thần thánh - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Lama làm điệu cho du khách chụp hình - Ảnh: Nguyễn Tâm |
Để đến được Machu Picchu, chúng tôi bay từ Paris đến thủ đô Lima của Peru rồi từ Lima đến Cusco. Đến Cusco thưởng thức cái lạnh gần 00C và áp suất không khí thấp của độ cao 3.300m nhiều người bị choáng nhẹ, nhưng hôm sau đến Machu Picchu ở độ cao 2.400m mọi người đều khỏe lại.
Tiếp xúc với người địa phương mới biết tên gọi người Inca chưa đúng. Họ là người Quechua, còn Inca là tên gọi nhà vua dân Quechua. Người dân ở đây nay dùng hai ngôn ngữ Tây Ban Nha và Quechua song song. Mọi sinh hoạt của người dân và thực phẩm trong các nhà hàng phần lớn đã Âu hóa, xen lẫn các món Nhật. Món đặc sản lá coca khô và trà coca được bày một nơi trang trọng ở quầy tiếp tân cho mọi người tự do thưởng thức. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)