Chèo thuyền, đi cầu khỉ ở U Minh Thượng 
(14:18:09 PM 10/12/2015)
Rừng quốc gia cách thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hơn 60 km về phía nam. Đường vào rừng rợp bóng cây mát mẻ, mang đặc trưng của miền Tây.
Rừng nằm trên 1 lớp than bùn dày. Đó cũng là lý do nước tại khu vực này luôn có màu đen. Để hạn chế nguy cơ cháy rừng vào mùa khô, Vườn quốc gia U Minh Thượng thường chỉ mở cửa đón khách sau khi kết thúc đợt hạn.
Đây là khu rừng đặc biệt, rừng ngập nước nên du khách tham quan bằng thuyền chứ không phải đi trên đất như những khu rừng khác. Trong hình là những chiếc xuồng được cột dọc 2 bên bờ.
Tại tháp Cây Gòn, toàn cảnh rừng hiện ra như trong mơ. Những lớp sương mù lơ lửng giữa rặng cây khiến du khách xuýt xoa, vì sương mù hiếm có giữa miền Nam.
Trảng Chim được mệnh danh là vương quốc chim, nơi quy tụ hơn trăm loài, trong đó có nhiều loài nằm trong danh sách bị đe dọa toàn cầu. Đường đi là những cầu dựng từ một thân cây tràm - cầu khỉ, một món "đặc sản" của miền Tây Nam Bộ.
Sau hơn 200 m bám víu run rẩy trên cầu khỉ, Trảng Chim hiện ra trước mắt.
Những chú chim tự do tung cánh trên vùng trời. Tiếng đập cánh, tiêng kêu gọi nhau nhộn nhịp mang lại nhịp sống tràn đầy sinh khí của tự nhiên.
Lẻ bóng một góc trời.
Vùng biên giữa khu vực dân cư và rừng chỉ cách nhau một con kênh rộng. Đây là đoạn đường đi đến tháp canh của kiểm lâm.
Dân cư làm nông nghiệp ngay bìa rừng.
Con kênh đen ngập bèo.
Nếu may mắn, bạn có thể gặp bầy khỉ thoăn thoắt chuyền cành giữa chốn rừng xanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)