Bí ẩn 10.000 hang động trong vách núi
(15:49:48 PM 26/09/2012) Mustang, vương quốc cổ xưa nằm ở miền Bắc đất nước Nepal là một trong những di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong những nơi trú ẩn đầy bụi, đá sa huỳnh, được gió cát ngàn năm bào mòn, nằm ẩn sâu trong dãy Himalaya, gần con sông Kali Gandaki là một hệ thống hang động hùng vĩ nhất, lạ kỳ nhất mà con người từng chứng kiến.
Những hang động này nằm trên vách núi, một số là hang động biệt lập, với cửa hang mở rộng. Một số khác nối liền với nhau thành các nhóm hang động thông qua những hốc nhỏ. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những hang động này đều có tuổi đời lên tới cả nghìn năm. Số lượng hang động ở Mustang cũng khiến mọi du khách và nhà nghiên cứu choáng ngợp: 10.000 hang động.
Điều bí ẩn nhất của các hang động này là không ai biết được chính xác những người đã xây dựng nên kiệt tác trong núi đá này hay lý do vì sao họ xây chúng. Làm thế nào để những con người thời cổ đại làm nên một số lượng khổng lồ nơi trú ẩn trên vách và làm sao để leo lên đó cũng là bí ẩn không lời giải đáp, bị lớp bụi thời gian che mờ.
700 năm trước, khi Mustang được phát hiện, bỏ hoang, bụi mờ, người dân Nepal lập tức tôn vinh nơi đây như một thánh địa, một trung tâm Phật giáo và nghệ thuật. Người dân kéo đến khu vực dưới chân núi sinh sống bằng nghề buôn muối. Mustang trở thành một cửa ngõ buôn bán giữa Tây Tạng xa xôi và thế giới bên ngoài.
Đến thế kỷ 17, muối không còn quý hiếm như trước, việc kinh doanh, buôn bán từng một thời thịnh vượng của Mustang dần lụn bại. Người dân rời thị trấn, để lại Mustang ngày nay: những tàn tích vĩ đại hoang vắng của con người, ẩn sâu trong lòng núi cao hiểm trở.
Để vào được khu vực di chỉ Mustang, những nhà leo núi thám hiểm và nhà khoa học phải theo một đường mòn dọc bờ sông Kali Gandaki. Vì địa thế nơi đây quá hiểm trở, việc tìm kiếm, đào bới trở nên khó khăn. Theo ước tính của các nhà khoa học, còn rất nhiều hang động chưa được khám phá.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)