Tây Bắc - ám ảnh trơ trọi…
(19:46:12 PM 18/06/2011)
Cuối tháng 6 năm 2009, chúng tôi đã gặp một Tây Bắc trơ trọi, hoang hóa, núi trọc, rừng hết, đường xá tan hoang. Dường như thảm họa thiên nhiên đã và sẽ đến nhiều hơn, nếu chúng ta còn tiếp tục “hành xử” với thiên nhiên như thế.
Đi suốt 10 ngày trời, đi xuyên qua các khu bảo tồn cách nhau hàng trăm cây số như Hang Kia Pà Cò, Thượng Tiến (tỉnh Hòa Bình), Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa (tỉnh Sơn La), nhưng hiếm hoi lắm, chúng tôi mới gặp một cánh rừng còn chút êm đềm xanh non (ảnh)
Ở ngay trước trụ sở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò (huyện Mai Châu, Hòa Bình), là một khu vực sạt lở hun hút, một nửa QL6 bị “nuốt chửng” (ảnh ).
Các dãy núi hun hút, đỏ au, trọc lốc, hiếm hoi lắm mới còn xót lại một gốc tre, gỗ đã bị đốt, chặt - không có bóng dáng của một tán cây nào, ngoài cỏ rả lơ lơ… (ảnh chụp trên đường vào huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).
Năm nào còn là cánh rừng già, giờ đây chỉ còn trở khấc đất đá, người ta đi xe máy lên đỉnh núi để trỉa ngô. Sợ cái xe bị nắng, họ chặt nốt vài cành cây dại phủ lên cho khỏi hại… xe - một “hoạt cảnh” khiến những ai từng yêu và hiểu Tây Bắc phải se thắt lòng
Trẻ em đến trường giữa những vách đất bị lở lói tơi bời, đỏ khé. Là người miền rừng, bà con đang phải sống giữa hoang mạc tràn ngập gió lào bỏng rát; đến khi họ hiểu ra giá trị của bầu sữa thiên nhiên, thì đã quá muộn
Bên cạnh đó là dốc Khe Sanh, địa danh khủng khiếp. Bởi người ta phá núi, mở đường, “lấp” sông suối tạo nên những vực sâu hàng trăm mét. Không một rào chắn, không một lời cảnh báo, dẫu đây là con đường độc đạo để vào cả cái huyện Sốp Cộp rộng lớn. Vừa rồi, có 4 người tử nạn vì bị khối đất đá nghìn tấn cuốn xuống cái vực này, sau nhiều ngày tìm kiếm, một nửa thi thể của một người hiện giờ vẫn chưa tìm thấy!
Dẫu là khu vực của Khu bảo tồn Thiên nhiên Sốp Cộp, song trảng cỏ vừa nhú này cũng bị đốt không thương tiếc (ảnh ).
Xe chúng tôi đi giữa những vách đá đang vỡ vạc dở dang, có thể ụp xuống bất cứ lúc nào, mà không một ai nhắc nhở, không một ai điều khiển giao thông, đá vẫn cứ được nổ mìn, khoan bẩy dẫu đã xảy ra quá nhiều tai nạn thương tâm (ảnh ).
Dầu hăng hái mở đường như vậy, nhưng chúng tôi vẫn không tài nào vào được đến UBND huyện Sốp Cộp. Lý do là: cây cầu duy nhất để ô tô vào huyện đã bị cấm vì hư hỏng (ảnh ).
Con đường cong quyến rũ như thế này ở Mộc Châu này rồi cũng sẽ biến mất nốt bởi cách đối xử tàn tệ với thiên nhiên của chúng ta (ảnh ).
Tây Bắc, sau nhiều năm quyến rũ, nay đã ám ảnh tôi bởi sự trơ trụi thảm thương đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)