Người cứu 180 dân trong lũ dữ
(19:40:38 PM 18/06/2011)
Anh Lê Văn Điệp và chị Nguyễn Thị Thành bên chiếc thuyền đã dùng để cứu dân thôn Hà Lời đêm 4-10
- Ảnh: Phước Tuần
“Không có anh Điệp thì cả nhà tôi đã bị nước cuốn trôi hết trơn rồi” - chị Trần Thị Lý (thôn Hà Lời) nghẹn ngào nói không nên lời. Và những người dân thôn Hà Lời sống ven sông Son cũng mang nặng ơn cứu mạng của anh Lê Văn Điệp. Nếu như đêm ấy không có anh Điệp, có lẽ sông Son hung dữ đã cuốn họ đi rồi.
Gặp anh Điệp trong căn nhà đổ nát, còn trơ lại bức tường bằng gạch đỏ của mình với khuôn mặt hốc hác, hai mắt đỏ ngầu vì mất ngủ, anh nói cả đời sẽ không bao giờ quên được đêm kinh hoàng 4-10, khi ấy nước sông Son cuồn cuộn chảy và dâng cao nhấn chìm toàn bộ xã Sơn Trạch. Sau một buổi chiều vật lộn cùng chiếc thuyền du lịch Phong Nha, anh đã đưa gần 80 người ở xóm phà Xuân Sơn và các tiểu thương chợ vào UBND xã trú tạm.
Khoảng 19g, nước sông Son bắt đầu dâng ngập hai bên đường và nhiều nhà dân. Mưa càng lúc càng to, nước dâng càng nhanh nên chỉ vài giờ đã mấp mé mái tất cả ngôi nhà thôn Hà Lời ven sông Son. Nhiều tiếng kêu cứu vọng ra trong mưa.
Từ UBND xã trở về, nhà của anh Điệp đã chìm trong làn nước đỏ. Nhưng khi ấy tiếng kêu cứu càng dồn dập từ nhiều phía xen lẫn tiếng la hét, kêu khóc thảm thiết, có người dùng cả xoong nồi, thau chậu đánh thùng thùng kêu cứu... Không cần suy nghĩ, anh Điệp mặc vội áo phao và chống thuyền lao ra màn mưa.
Đầu tiên anh đến những nhà thấp như nhà bác Mai cuối xóm, nhà chị Thủy, anh Tiến... để chuyển họ lên nhà hai tầng gần đó. Khoảng 24g, nước dâng vùn vụt, tiếng kêu cứu càng dồn dập và thảm thiết hơn. Anh Điệp cùng chị dâu Nguyễn Thị Thành và trưởng thôn Lê Quý Lân mò mẫm trong đêm, tìm đến những nơi phát ra tiếng kêu cứu. Lúc này người dân đã trổ nóc nhà ngồi trên mái chờ người đến cứu.
Anh Điệp kể nước lũ càng dâng cao càng chảy xiết cuồn cuộn. Xóm làng chỉ còn là những vệt đen mờ nhạt giữa màn đêm. Suốt một ngày ngâm mình trong nước, người anh Điệp tím tái và lạnh cóng, run bần bật trong mưa. Sức lực trai tráng đã cạn nhưng những tiếng kêu trên các nóc nhà vẫn vọng lại, không đi thì họ sẽ chết hết. Vậy là anh Điệp lại vùng dậy, cố chèo chống luồn lách qua các ngọn cây, bám theo dây điện để đến với các nóc nhà. Có những chỗ thuyền nan không thể tiếp cận được mái ngói do vướng cây, anh phải bơi vào đưa từng người ra.
Lúc này ở xóm dưới nước đã dâng lên gần lút hết các chóp nhà, có nghĩa nhiều người sẽ không còn chỗ để bấu víu. Anh Điệp quyết định nổ máy thuyền lao nhanh trong đêm, không may tông thẳng vào cột điện, thuyền dội ngược khiến cả ba người trên thuyền ngã sóng soài. Đau ê ẩm nhưng họ biết không thể chậm trễ một phút nên bám theo dây điện để vào các chóp nhà.
Những tiếng kêu cứu xé lòng từ mọi hướng tiếp tục vọng về, trong đó có cả những tiếng trách móc sao không cứu họ. Anh Điệp vẫn bình tĩnh và miệt mài. Hơn 180 người đã được cứu sống trong đêm ấy.
Ở mùa lũ năm nay còn nhiều lắm những câu chuyện xúc động về sự đùm bọc lẫn nhau của người dân miền Trung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)