Ngỡ ngàng trước sức tàn phá của lâm tặc ở khu bảo tồn Kim Hỷ
(19:44:34 PM 18/06/2011)
Nhiều gốc đinh, nghiến, trai hàng nghìn năm tuổi đã bị chặt hạ và xẻ bừa bãi; điểm nóng là Côn Minh, Ân Tình và bắt đầu kéo sang “xẻ thịt” rừng Lương Thượng.
Những cây nghiến bị "lâm tặc" khai thác chưa kịp vận chuyển. (Ảnh: Nguyễn Trình/TTXVN)
Vừa đặt chân tới thung lũng Phoắc Eng chúng tôi đã nghe tiếng cưa máy ầm ĩ cả một khoảnh rừng. Đi sâu vào các thung lũng, những gốc nghiến đường kính từ 60-80cm đổ ngổn ngang. Đến gần, chúng tôi chứng kiến tận mắt những cây nghiến to quá một người ôm bị lâm tặc dùng cưa máy chặt ngang chỉ trong giây lát. Một tốp người với đầy đủ cưa máy liên tục đốn hạ, hàng chục cây nghiến cổ thụ rào rào đổ xuống.
Người dân ở đây cho biết, lâm tặc vào phá Khu bảo tồn thiên nhiên có đủ thành phần và phương tiện, từ dân trong xã, các xã lân cận cho đến những vùng xa xôi như Thái Nguyên, Lạng Sơn. Gỗ nghiến nhiều lại đắt tiền nên đám lâm tặc mỗi ngày chặt hạ không biết bao nhiêu cây, đầu nậu từ các nơi về thu mua lúc nào cũng có tới hàng chục người.
Một chiếc thớt nghiến xẻ rộng 45cm, giá bán tại chân núi từ 130.000-150.000 đồng; công thuê vác từ trên núi xuống đến đường xe gắn máy là 50.000 đồng. Khi gỗ, thớt nghiến được chuyển ra đường, các đầu nậu tiếp tục gom lại khi nào đủ chuyến sẽ gọi đội xe gắn máy vào chở hàng đi theo hướng xã Lương Thành và Lạng San.
Lâm tặc vận chuyển gỗ thường vào chập tối hoặc lúc hai đến ba giờ sáng. Tại đoạn cuối Quốc lộ 279 tiếp giáp với xã Thiện Hòa huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn luôn có đầu nậu đợi hàng. Đèo Khau Khem, điểm giáp ranh giữa Bắc Kạn và Lạng Sơn, các đầu nậu ngang nhiên dựng lên hai cái lán để thu gom gỗ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ trải dài qua bảy xã của hai huyện Bạch Thông và Na Rì, thì đã có bốn xã là Côn Minh, Ân Tình, Lương Thượng, Vũ Muộn trở thành điểm nóng về nạn phá rừng.
Ông Nông Văn Lanh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cho biết tình hình rất phức tạp. Lâm tặc hoạt động tinh vi, liều lĩnh, vận chuyển bằng nhiều con đường khác nhau. Lực lượng kiểm lâm lại quá mỏng, cán bộ yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên giải pháp để giữ rừng an toàn là rất khó.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ rộng gần 25.000ha - nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú, được các nhà khoa học trong nước và thế giới đánh giá cao, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng như voọc má trắng, sóc và khỉ, nhất là loài dơi (được coi là đa dạng thành phần cao nhất Việt Nam). Ngoài ra, đây còn là kho gỗ quý lớn của tỉnh Bắc Kạn với hàng vạn cây nghiến, thông núi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)