Hải Lộc lao đao vì ngao chết
(19:44:36 PM 18/06/2011)
Ngao chết trắng đồng
Hôm qua, nhiều gia đình có của ăn của để, trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ con ngao, thì cũng vì con ngao, tới đây, sẽ có thêm nhiều hộ dân ở xã Hải Lộc lâm vào tình trạng mắc nợ, thậm chí mất nhà cửa, đất đai của chính mình, của anh em chòm xóm vì đã trót thế chấp sổ đỏ của gia đình và mượn người thân quen để vay tiền "đổ" vào ngao.
Đến ngày 2/4/2010, hơn 100ha/205ha nuôi ngao của toàn xã Hải Lộc đã bị chết, trong đó chủ yếu là diện tích ngao thịt đang chuẩn bị đến ngày thu hoạch...
Sau gần hai năm chăm nuôi, chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì hàng loạt hecta ngao của bà con xã biển Hải Lộc "rủ nhau" há miệng chết, thuỷ triều xuống, ngao chết trắng đồng, trắng bãi. Gần hai năm nay, hộ ông Mai Văn Tự (thôn Tân Lộc - xã Hải Lộc) gồm bốn bố con đã gom góp vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua ngao giống và cải tạo bãi nuôi hơn 5ha.
Ngao mỗi ngày mỗi lớn, ông Tự nhẩm tính nếu cứ đà này, trừ chi phí, trả nợ, gia đình ông cũng có tiền lãi giắt lưng lên đến vài trăm triệu. Nhưng, giờ đây, ngao chết, hơn 30 nhân khẩu của đại gia đình ông lâm vào cảnh nợ nần chồng chất...
Cũng muốn ra đầm nuôi vớt vát chút gì hay chút nấy nhưng ngao còn quá nhỏ (chỉ khoảng 70-80 con/kg) nên cũng chẳng có ai mua. Ông Tự cho biết, nuôi ngao từ năm 2001, gia đình ông đã trải qua ba đận ngao chết như thế này. Đó là năm 2005, ngao chết vì dịch tảo đỏ, năm 2007 thì do lũ lụt và đến nay cũng chưa biết vì nguyên nhân gì.
Anh Lương Văn Bằng (thôn Tân Lộc) năm 2009-2010 cũng đầu tư 2 tỷ đồng để kinh doanh ngao giống và nuôi ngao thịt trên diện tích 2 ha. Đến thời điểm này, diện tích ngao chết đã lên đến 70-80%.
"Thời tiết cứ tiếp tục như thế này, chỉ khoảng một tuần nữa chắc chắn không chỉ mình gia đình tôi mà toàn bộ các hộ nuôi ở xã Hải Lộc sẽ trở thành tay trắng vì bao nhiêu tiền của đều đổ hết vào ngao. Ngao chết, tiền của ấy đúng là đổ xuống sông xuống bể (biển) rồi." anh Bằng chia sẻ.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Hậu Lộc là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nghề nuôi ngao với hơn 400 ha vùng bãi ngang ven biển được các hộ dân thuê đất để nuôi ngao, tập trung ở ba xã Hải Lộc 205 ha, xã Minh Lộc 60 ha, xã Đa Lộc 140 ha trong đó, cánh đồng ngao ở Hải Lộc có diện tích lớn nhất tỉnh.
Năm 2009, sản lượng ngao thương phẩm của xã Hải Lộc đạt hơn 3.000 tấn, trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Năm 2010, xã Hải Lộc có 144 hộ đứng ra nhận thuê diện tích bãi ngang của xã để nuôi ngao thương phẩm thì đến thời điểm đầu tháng 4 này đã có khoảng 80 hộ có ngao chết.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi ngao lâu năm, ngao chết có thể vì nồng độ nước mặn cao, nắng kéo dài, lại lâu ngày không có mưa. Độ mặn đo được đã lên tới 28-29 phần nghìn (gần gấp đôi so với trung bình hàng năm), sức đề kháng của ngao yếu đi cũng là nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt.
Ngay sau khi có tin ngao bị chết, chính quyền xã Hải Lộc đã thông tin cho cán bộ phòng nông nghiệp huyện Hậu Lộc và cán bộ Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Thanh Hoá xuống cơ sở lấy mẫu ngao bị chết và nước để nghiên cứu, phân tích tìm ra nguyên nhân ngao chết.
Ông Cao Thanh Thọ, Trưởng phòng Kỹ thuật - Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Thanh Hoá, khẳng định Ngao ở xã Hải Lộc chết không phải do dịch bệnh mà do ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, các chỉ tiêu khí độc (như khí H2S, NH3, No2) khi phân tích đều vượt hơn nhiều so với ngưỡng cho phép; Thứ 2, do môi trường thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ mặn... đã làm cho ngao không kịp thích nghi và nguyên nhân thứ 3 là khi ngao chết trong quá trình phân huỷ đã tạo ra khí độc, làm ảnh hưởng đến những con còn sống.
Vì thế, lượng ngao chết cứ tăng lên hàng ngày, hàng giờ. Do đó, Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn khuyến cáo bà con nuôi ngao xã Hải Lộc cần loại bỏ những con chết ra khỏi khu vực nuôi, tiến hành rửa bãi, cải tạo bãi nuôi thật tốt để chuẩn bị cho vụ nuôi thả mới.
Để nuôi ngao thực sự trở thành một nghề không bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, thời gian tới, các cơ quan chức năng ở Thanh Hoá cần có những hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho các hộ nuôi về mật độ nuôi, thu hoạch kịp thời vụ, quản lý tốt môi trường nguồn nước, phòng chống dịch bệnh… góp phần hạn chế rủi ro cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)