Hạ màn thuật phóng năng lượng chữa bệnh
(19:49:35 PM 18/06/2011)
Với việc loan tin có khả năng phóng năng lượng chữa bách bệnh, ông Nguyễn Văn Đức ở Quảng Trị đã thu hút khá nhiều người tò mò đến tầm sư học đạo và xin chữa bệnh.
Hoang tưởng một số người có vẻ khỏe ra, ông Đức ngày càng tin mình có khả năng đặc biệt của mình và tìm đến Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) nhờ chứng nhận năng lực.
Vận nội công tưởng tượng
Cũng giống một số cá nhân ngộ nhận về khả năng siêu nhân của mình, ông Nguyễn Văn Đức háo hức đề nghị UIA cho thí nghiệm ngay lập tức. Để tránh việc đổ lỗi cho các yếu tố khách quan, hội đồng khoa học chuyên khảo nghiệm về các khả năng đặc biệt của UIA đã mời đương sự đến nghỉ ngơi, thư giãn và tìm hiểu môi trường tâm linh khu vực sẽ khảo nghiệm.
Tại trụ sở chính của UIA (phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội), ông Đức khẳng định năng lượng nơi này tốt và có thể “trổ tài”. “UIA kiểm chứng cho tôi, một là có khả năng phóng năng lượng vào nước, và năng lượng này có thể tồn tại hàng tuần ở trong đó. Hai là, năng lượng này phóng qua bàn tay và có khả năng chữa được bệnh”, ông Đức đề nghị.
![]() |
Hai cốc nước khảo nghiệm chứng minh sự hoang tưởng của ông Đức. Ảnh: Đức Long. |
Để ông Đức làm quen với môi trường tại UIA khoảng một tháng, ông Vũ Thế Khanh, Chủ tịch hội đồng khảo nghiệm, Tổng Giám đốc UIA yêu cầu ông Đức chuẩn bị tiến hành thí nghiệm "đo" năng lượng bằng máy móc rất hiện đại trước sự chứng kiến của nhiều nhà khoa học (đây chính là cách khảo nghiệm của UIA). UIA khuyên ông Đức thử lại xem năng lượng đã ổn định chưa. Và yêu cầu sau một tuần tự kiểm tra, nếu thấy năng lượng vẫn ổn định thì mới nên kiểm tra trên máy.
Để giúp ông Đức tự kiểm tra khả năng phóng năng lượng vào nước, hội đồng khảo nghiệm đã rửa sạch hai chiếc cốc rồi rót đầy nước tinh khiết vào, sau đó dán giấy, ghi số 1 và số 2. Hội đồng đề nghị ông Đức phóng năng lượng vào cốc số 1, khi nào thấy năng lượng đầy cốc thì thông báo.
Sau khi vận nội công phóng năng lượng vào cốc số 1, ông Đức nói: "Cốc đã đầy năng lượng". “Làm sao biết cốc nước đã đầy năng lượng?”, Chủ tịch hội đồng khoa học hỏi. Tự tin, ông Đức trả lời: “Tôi nhìn thấy cốc nước số 1 năng lượng rất đậm đặc, trông đục như nước chè”. “Thế còn cốc thứ 2?”, các nhà khoa học hỏi. “Cốc số 2 vẫn trong suốt, không có gì!”, ông Đức trả lời.
Hội đồng khoa học yêu cầu ông Đức đặt hai cốc nước vào một tủ kính, khóa lại và giao ông Đức chìa khóa tủ để tự quản lý, chờ kết quả.
Hạ màn hoang tưởng
Sáng nào cũng vậy, ông Khanh nhắc ông Đức tự mở khoá tủ để kiểm tra xem năng lượng ở cốc 1 ra sao. Hôm nào, sau khi kiểm tra, ông Đức cũng tự tin khẳng định: “Năng lượng ở cốc 1 vẫn đậm đặc, hao hụt không đáng kể. Còn cốc thứ 2 vẫn trong suốt, không có năng lượng”.
Gần một tuần, khẳng định này được nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, đến ngày thứ 7, hội đồng khảo nghiệm đã hé lộ: "Ngay từ tối đầu tiên, cánh tủ đã được mở bởi chiếc chìa khóa khác và đổi lại giấy dán cốc 1 thành cốc 2". "Tiếc thay ông Đức không hề phát hiện điều này. Giá như ông ta nói kết quả ngược với ngày đầu thì chắc chắn hội đồng sẽ phải dùng đến các bài khảo nghiệm tiếp theo”, ông Khanh khẳng định.
Xem lại hình ảnh đổi cốc mà máy camera ghi lại đựợc, ông Đức đột nhiên lăn ra ốm. Ông Đức cũng không thể sử dụng được công năng đặc biệt của mình để tự chữa bệnh. Đợi sức khỏe ông Đức bình phục trở lại, hội đồng khoa học đề nghị kiểm tra công năng đặc biệt bằng máy móc hiện đại nhưng ông Đức đã từ chối.
“Không hiểu sao cả tuần vừa qua tôi nhìn thấy cốc nước số 1 vẫn đục. Nhưng đến khi anh nói đã đổi cốc, tôi nhìn lại thì thấy cốc 1 không đục nữa! Hay là mắt em có vấn đề, anh hãy giải thích cho tôi với” (?!), ông Đức nói.
Theo ông Khanh, trường hợp ông Đức là do tư tưởng có vấn đề. “Có thể ông Đức do đọc sách, xem phim hoặc nghe kể nhiều về các môn công phu luyện nội công rồi sinh bệnh hoang tưởng. Bệnh này thường gọi là tâm thần phân lập dạng hoang tưởng. Đối với một số bà con ở quê được chữa, bệnh thuyên giảm là do cơ chế tự khỏi bệnh của cơ thể sinh học, nhất là họ lại bị ám thị về cái gọi là "nội công" của ông Đức”, ông Khanh cho biết.
Trước đó Đất Việt có bài viết về việc khám bệnh bằng con lắc của ông Trần Chương Phượng và sự mạo danh “thần y, bàn tay vàng”. Ngày 15/1 Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã có buổi làm việc với ông Phượng. Tại buổi làm việc, Hội đồng khoa học của UIA đã phủ định khả năng chữa bệnh bằng con lắc của ông Phượng và đưa ra cảnh báo, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Theo ông Khanh, với trường hợp của ông Phượng, cần có văn bản kết luận, đóng dấu của 3 cơ quan là UIA, Viện Khoa học hình sự và Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) để chuyển đến cơ quan công an, UBND thành phố Hà Nội và UBND xã Văn Đức để ngăn chặn sớm sự bịp bợm trong việc khám chữa bệnh để lấy tiền của ông Phượng. |
(Theo Đất Việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)