Dân bức xúc vì trạm bơm xây xong bỏ hoang
(19:40:34 PM 18/06/2011)
Ruộng khô cháy (Ảnh minh họa)
Ông Đỗ Tấn Tâm, Chủ tịch UBND xã cho biết, công trình trạm bơm buôn Tơ Lơ được khánh thành vào năm 2005, với tổng vốn đầu tư trên 450 triệu đồng. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, công trình tưới tiêu cho 50 ha lúa hai vụ và hàng trăm ha cà phê của đồng bào dân tộc Ê-đê thuộc các buôn Tơ Lơ, buôn Choah, buôn Ea Na. Thế nhưng, ngay sau khi đưa vào phục vụ tưới “trầy trật”được đúng một vụ lúa, công trình đành phải “đắp chiếu”.
Nguyên nhân là do phần lớn hệ thống kênh mương (đã bê tông hoá) xây dựng thấp hơn mặt ruộng, hàng loạt máy bơm thường xuyên bị hỏng không hoạt động...Một điều đáng nói ở đây là, khi thi công, đồng bào các dân tộc trong buôn đã phát hiện một số bất hợp lý đã kiến nghị với ban quản lý, với xã nhưng vẫn không được sửa chữa, khắc phục vẫn được bên giám sát ký nghiệm thu. Ông Y Tâm Ajun, trưởng buôn Tơ Lơ cho biết, buôn đã nhiều lần kiến nghị với xã nhưng do không chịu tiếp thu nên mới xảy ra tình trạng như thế này. Nếu công trình làm đúng thiết kế thì mỗi năm sản xuất được hai vụ lúa ăn chắc, chứ đằng này, có công trình thuỷ lợi mà nước chẳng thấy đâu !. Hiện nay, hàng chục mét ống dẫn nước bằng sắt bị hoen rỉ, máy bơm trở thành đống sắt vụn, trên 800 mét kênh mương được bê tông hoá bỏ hoang đang xuống cấp. Trong khi đó cả cánh đồng 50 ha đồng bào chuyển sang trồng ngô, đậu đỗ các loại...
Hiện nay, xã Ea Na đang lập lại dự án xin tỉnh xây dựng lại công trình thuỷ lợi buôn Tơ Lơ nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ thâm canh lúa, màu, các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày nhằm góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Êđê của các buôn làng trên địa bàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)