7 nhà thờ 'ngâm nước' nổi tiếng nhất hành tinh
(09:22:40 AM 27/06/2012)
1. Tháp chuông Kalyazin, Nga
Tháp chuông Kalyazin ở Nga là phần còn lại của nhà thờ St.Nicholas, được xây dựng khoảng giữa năm 1796 và 1800. Nơi này được coi là biểu tượng của nước Nga cổ xưa đã bị “nhấn chìm” sau cuộc cách mạng. Vào năm 1939, nhà nước Nga đã quyết định xả nước thêm vào vùng hồ này vì một kế hoạch bảo vệ vùng sinh quyển sông Volga. Vì vậy, nhà thờ đã bị nhấn chìm.
Ngày nay, tháp chuông Kalyazin, phần còn lại của nhà thờ vẫn thu hút khách du lịch bởi vẻ lạ thường của nhà thờ chìm này.
2. Nhà thờ ở hồ Reschen, Ý
Reschen là một hồ nước nhân tạo ở ranh giới Ý – Áo. Hồ nước này đã nhấn chìm ngôi làng Graun và nhà thờ của ngôi làng vào năm 1950. Tất cả những gì còn sót lại phía trên mặt hồ là tháp chuông, xây từ thế kỷ 14.
Theo lời đồn đại của người dân quanh vùng, thỉnh thoảng vào mùa đông, khi cả hồ nước đóng băng, người dân vẫn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ vang vọng.
3. Nhà thờ Krokhino, Nga
Nhà thờ Krokhino xưa kia thuộc một ngôi làng ở Vologda Oblast, Nga, xây dựng ở cửa sông Sheksna và hồ Onega.
Nhà thờ cổ được xây dựng từ thế kỷ 15 nhưng đến năm 1980 đã bị cơn lũ lớn nhấn chìm. Ngày nay, tàn tích của nhà thờ chìm này cũng trở thành một trong những điểm du lịch của ngôi làng.
4. Nhà thờ Petrolandia, Brazil
Petrolandia là một thị trấn ở Brazil, gần sông Sao Francisco. Khi con đập lớn được xây dựng trong vùng, một phần của Petrolandia đã bị nhấn chìm, trong đó có nhà thờ cổ. Tất cả những gì còn lại là phấn mái vòm trông chẳng khác gì một con cá lớn đang há miệng chờ ăn.
5. Nhà thờ Holy Rosary, Ấn Độ
Một vẻ đẹp ấn tượng và siêu thực. Đó là nhà thờ Holy Rosary ở Kamataka, Ấn Độ. Hàng năm, nhà thờ này nổi lên rồi lại chìm xuống khỏi mặt nước hồ. Cũng bị nhấn chìm khi một con đập được xây dựng, mỗi mùa nước lên, nhà thờ ngập đến tận tháp chuông trong nước, nhưng khi nước rút, từng phần của nhà thờ cổ lại hiện ra, đẹp đến ngỡ ngàng.
6. Nhà thờ St. Nicholas, Macedonia
Nhà thờ St.Nicholas ở Macedonia được xây dựng năm 1850 và đã đứng vững trong 153 năm cho tới khi dân làng quyết định đào một hồ nước nhân tạo. Ngay sau khi xả nước vào hồ, nhà thờ đã lập tức chìm xuống, nhưng mỗi khi đến mùa khô hạn, nhà thờ lại nổi lên khỏi mặt nước.
7. Nhà thờ ở Potosi, Venezuela
Cây thánh giá trên đỉnh là tất cả những gì còn lại của thị trấn từng tồn tại dưới lòng hồ khi nơi này chưa được xả nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
-
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
-
Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
-
Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
-
Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
-
Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
-
"Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
-
Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
-
Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)