Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Tê giác trong công viên Limpopo tuyệt chủng
(05:46:35 AM 27/04/2013)Tê giác trong công viên Limpopo, Mozambique đã tuyệt chủng - Ảnh minh họa: mongabay.com
Giám đốc vườn quốc gia Limpopo António Abacar nói kể từ tháng 1-2013 đến nay, vài con tê giác còn lại trong công viên đã “biến mất vĩnh viễn”. Chúng bị bọn săn trộm giết chết để lấy sừng. Rất có khả năng có sự thông đồng của 30 kiểm lâm trong công viên với những kẻ giết hại tê giác.
Ông Abacar cho biết sau khi điều tra, tùy theo mức độ vi phạm sẽ kỷ luật các kiểm lâm trên theo quy định của luật pháp Mozambique.
Vườn quốc gia Limpopo có diện tích 1,1 triệu ha cùng với vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) và vườn quốc gia Gonarezhou (Zimbabwe) tạo thành vườn quốc gia Great Limpopo Transfrontier có chung biên giới của 3 nước.
Kể từ năm 2008, quân đội và cảnh sát Nam Phi đã bắn chết 279 người Mozambique có liên quan đến việc đột nhập các công viên trên để săn trộm sừng tê giác, trong khi 300 người khác bị bắt giữ.
Theo báo cáo trên mongabay.com, tê giác cũng như voi, hổ, sư tử và nhiều loài động vật khác đang ngày càng bị bọn săn trộm săn lùng để lấy sừng, ngà, da cung cấp cho thị trường chợ đen ở vùng Viễn Đông (các quốc gia Đông Á), dẫn đến các loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thông báo tê giác tuyệt chủng tại vườn quốc gia Limpopo đưa ra chỉ một tuần sau báo cáo có đến 232 con tê giác bị giết lấy sừng tại Nam Phi trong 107 ngày đầu tiên năm 2013, trong khi vào năm 2012 có 668 con tê giác bị giết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)