Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ bảy, 29/03/2025, 09:13:47 AM (GMT+7)
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
(13:31:59 PM 12/08/2023)(Tin Môi Trường) - Vào Ngày Voi thế giới năm nay (12/8), Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã ra mắt Liên minh Voi Châu Á (AEA) nhằm đảm bảo một tương lai giảm thiểu tình trạng chia cắt và mất đi môi trường sống của voi, giúp con người và voi cùng chung sống một cách bền vững và duy trì ổn định quần thể voi hoang dã.
>> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
Voi châu Á tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk Lăk
Ngày Voi thế giới do Thái Lan khởi xướng hơn một thập kỷ trước nhằm nâng cao tầm quan trọng của loài động vật có bộ da dày này trên toàn cầu và thu hút sự ủng hộ để tập hợp nguồn lực giải quyết các vấn đề mà voi đang gặp phải. Với triết lý cốt lõi là nỗ lực tập thể, Ngày Voi thế giới nhằm khuyến khích sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chính phủ, khối tư nhân, các tổ chức dân sự và công dân để hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn voi hoang dã.
Bà Natalie Phaholyothin, Giám đốc điều hành của WWF-Thái Lan cho biết “Liên minh Voi Châu Á được thành lập dựa trên tinh thần của Ngày Voi thế giới, đó chính là sự hợp tác và hành động tập thể. Điều này cho thấy thách thức mà loài voi trong khu vực phải đối mặt không thể được giải quyết một cách riêng rẽ.”
Voi châu Á đang bị đe dọa trên toàn cầu, đặc biệt ở Đông Nam Á và Trung Quốc, theo thống kê chỉ còn khoảng 8.000-11.000 cá thể voi châu Á hoang dã trải rộng ở 8 quốc gia - Campuchia, miền nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống mất đi và bị chia cắt, xung đột giữa người và voi, nạn săn trộm và cô lập các quần thể voi nhỏ đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh số lượng voi trên toàn khu vực, với một số quần thể voi quốc gia hiện được ước tính ở mức thấp chỉ vài trăm con và một số cá thể voi bị cô lập hoàn toàn trong một số trường hợp .
Bà Lan Mercado, Giám đốc WWF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết “Voi châu Á có kích thước to lớn về mặt hữu hình và đóng vai trò quan trọng trong bản sắc văn hóa khu vực. Chúng ta cần hành động để đảo ngược xu hướng suy giảm cá thể voi đồng thời giám sát sự tương tác giữa voi với người dân để các cộng đồng địa phương đã tồn tại bên cạnh loài động vật này không bị ảnh hưởng theo cách mất cân bằng. Chúng ta cần tham gia cộng đồng bảo vệ loài voi Elly Allies.”
Để ngăn chặn tình trạng sụt giảm cá thể voi đáng báo động trong khu vực và tạo ra một môi trường chung sống bền vững với con người, WWF đặt mục tiêu hợp tác với các tổ chức và nhân vật chủ chốt có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tương lai của loài voi ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Mục tiêu của sáng kiến khu vực là hợp tác để nhân rộng các mô hình bảo tồn thành công mang lại lợi ích cho cả loài voi và con người.
Một ví dụ điển hình là phương pháp tiếp cận “không gian sống” được thử nghiệm ở bang Sabah, Malaysia, nơi một công ty nông nghiệp tư nhân đang làm việc với WWF và chính quyền địa phương để đảm bảo kết nối môi trường sống và nguồn thức ăn dồi dào cho voi Borneo bản địa. Mô hình này vừa giúp cộng đồng địa phương và công ty ít rơi vào tình trạng mất mùa hơn, vừa giúp cải thiện môi trường sống cho voi và các loài động vật hoang dã khác.
Bà Nilanga Jayasinghe, Trưởng nhóm phụ trách chương trình Voi châu Á của WWF cho biết “Voi là một phần của cảnh quan thiên nhiên châu Á trong nhiều thiên niên kỷ và bẩm sinh đã có quyền tồn tại. Đây là loài động vật chủ chốt mang lại lợi ích cho con người và các động vật hoang dã khác trong môi trường sống của chúng, nhưng hơn hết, chúng có giá trị nội tại là loài động vật có vú trên cạn lớn nhất ở châu Á. Bảo tồn voi không chỉ là hành động duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái của chúng và bảo tồn các giá trị văn hóa, mà còn là tạo cơ hội cho chúng sinh tồn và phát triển trong tự nhiên.”
PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
Bảo tồn, phát triển một số loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)