Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 03/04/2025, 17:38:23 PM (GMT+7)
Tê giác trắng châu Phi đực cuối cùng đã chết
(08:53:06 AM 21/03/2018)(Tin Môi Trường) - Sudan - chú tê giác đực cuối cùng của loài tê giác trắng châu Phi - vừa chết. Như vậy trên thế giới chỉ còn lại hai con tê giác trắng châu Phi, và đều là cái.
>> Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế >> Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức >> Những đúc kết hữu ích về cuộc đời và làm giàu từ quyển sách Nhà Giả Kim >> Tây Ninh: Xử phạt trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Trường Đức xả thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường >> Phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đức Tiến Lê hơn 1,4 tỷ đồng do các lỗi vi phạm môi trường
Sudan và người chăm sóc tại Kenya - Ảnh: THE SUN
Tê giác Sudan sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya. Ở tuổi 45 - tương đương 90 tuổi người, Sudan đã lâm trọng bệnh trong những tháng vừa qua. Do tuổi già, Sudan bị viêm da phần chân sau và rất đau đớn.
Những người chăm sóc đã dự định cho Sudan "chết êm ái" từ lâu và đến ngày 20-3 đã thực hiện điều này vì "sức khỏe của nó sa sút nghiêm trọng".
Cơ và xương của Sudan bị thoái hóa còn da bị loét nặng khiến nó không thể đứng trong nhiều ngày qua.
Trong những ngày qua, lực lượng bảo vệ vũ trang đã tập trung quanh khu vực của Sudan để bảo vệ nó khỏi những kẻ săn bắt tê giác lấy sừng.
Sudan sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya - Ảnh: OL PEJETA
Sudan chính là thành phần quan trọng nhất trong dự án đầy tham vọng cứu loài tê giác trắng châu Phi khỏi tuyệt chủng.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực để Sudan phối giống với hai tê giác trắng cái khác là Najin và Fatu đã thất bại. Najin và Fatu lần lượt là con gái và cháu gái của Sudan.
Sudan được coi là một trong những "gã độc thân được thèm muốn nhất thế giới" bởi năm ngoái những người bảo tồn đã đăng hình nó lên ứng dụng tìm bạn Tinder hòng quyên góp tiền để thụ tinh nhân tạo cho loài tê giác trắng. Chính vì vậy, hàng triệu người trên thế giới đã biết đến Sudan.
Sudan được sinh ra tại Sudan, sau đó chuyển đến sở thú ở CH Czech và cuối cùng đưa về khu bảo tồn ở Kenya vào năm 2006.
Dù Sudan đã chết và chưa kịp phối giống nhưng các nhà khoa học đã kịp lấy được thành phần gen của nó và hi vọng sẽ tái tạo được loài tê giác trắng trong tương lai gần.
"Hy vọng rằng từ nỗi buồn mất mát Sudan, thế giới sẽ rút ra được điều gì đó và áp dụng mọi biện pháp để chấm dứt tình trạng buôn bán sừng tê giác", ông Peter Knights, giám đốc điều hành tổ chức WildAid nói.
Cũng theo ông Peter Knights, mặc dù giá bán sừng tê giác đã giảm tại các thị trường lớn như Trung Quốc, tình trạng săn giết tê giác lấy sừng vẫn đang đe dọa sự tồn vong của các loài tê giác.
Sắp bị tuyệt chủng
Tê giác trắng phương bắc là một trong hai phân loài của loài tê giác trắng (phân loài kia là tê giác trắng phương nam), được liệt kê vào loại Cực kỳ nguy cấp.
Cuối những năm 1960, số lượng tê giác trắng phương bắc trên thế giới là khoảng 2000 con. Đến năm 1980 giảm xuống 15 con và đến nay, sau cái chết của Sudan, loài này hiện chỉ còn 2 con.
Cái chết của Sudan là biểu tượng độc ác của con người đối xử với thiên nhiên và khiến những ai biết nó đều đau buồn. Nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc". - Jan Stejskal, giám đốc Dự án quốc tế tại Sở thú Dvur Kralove
(Theo TTO/TMT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)