Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rừng dành cho voi bị thu hẹp
(07:45:03 AM 10/04/2014)Nghệ An là 1 trong 3 tỉnh có đàn voi tự nhiên nhiều nhất Việt Nam (khoảng 15-17 con). Trong những năm gần đây, vì thiếu thức ăn do đất rừng bị thu hẹp, voi thường xuyên về các bản, làng phá hoại hoa màu, nhà dân.
Phá hoa màu, quật chết người
Đã có những cuộc xung đột giữa người và voi xảy ra, hậu quả là nhiều người bị voi rừng quật chết hoặc bị thương. Điển hình, vào ngày 27-5-2011, một đàn voi rừng khoảng 4-6 con đã kéo về khu vực rừng Bãi Cồi, xã Lục Da, huyện Con Cuông phá hoại. Nghe tiếng động, ông Vi Văn Sinh (41 tuổi, xã Lục Dã) ra đuổi thì bị voi quật chết. Ngày 15-4-2013, một đàn voi rừng lại kéo về khu vực khe Ráy, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn phá hoa màu. Tại đây, đàn voi đã quật chết anh Lương Văn May (SN 1982) ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương, một phu gỗ đang đi làm thuê ở khu vực này. Mới đây nhất, ngày 5 và 6-3, một đàn voi rừng 6 con đã kéo về bản Cao Vều 3, xã Phúc Sơn để kiếm ăn, phá nát 10 ha mía và hoa màu của người dân ở đây...
Đàn voi rừng về phá hoa màu người dân ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An ngày 6-3
Ảnh: Quang Dũng
Theo người dân, trong những năm gần đây, voi rừng về phá nương rẫy, nhà dân thường xuyên và rất hung dữ. Nguyên nhân là do môi trường sống bị thu hẹp, voi đói nên kéo về các bản để kiếm ăn.
Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn, cho biết: “Xã Phúc Sơn đã phải bàn giao 4.000 ha rừng cho doanh nghiệp trồng cao su. Khu rừng này có rất nhiều tre, nứa, chuối là thức ăn ưa thích của voi, giờ bị chặt hết. Rừng bị thu hẹp, thức ăn ngày càng hiếm nên voi mới hay về phá hoa màu và nhà dân”.
Nguy cơ bị giết hại để lấy ngà
Hiện nay, số voi rừng ở Nghệ An sống tập trung thành 3 đàn lớn. Trong đó, đàn có nhiều nhất là 6 con sống ở khu vực rừng giáp ranh giữa huyện Anh Sơn, huyện Thanh Chương và nước Lào. Một đàn khác khoảng 3-5 con sống ở khu vực rừng thượng nguồn Khe Thơi, xã Tam Quang, huyện Tương Dương; đàn còn lại sống ở khu vực rừng Khe Nóng, Khe Kèm thuộc 2 xã Lục Dã và Châu Khê, huyện Con Cuông.
Theo báo cáo đánh giá hiện trạng voi châu Á tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, từ 1995 đến nay, đã có ít nhất 9 con voi ở Nghệ An bị bắn hoặc giết chết bằng mìn. Năm 1996, người dân vùng Cao Vều, xã Phúc Sơn đã đặt mìn giết chết 3 con voi khi chúng về tàn phá hoa màu, nhà dân. Ít năm sau đó, cũng gần khu vực rừng Cao Vều, cơ quan chức năng phát hiện 2 con voi đực bị giết để lấy ngà. Vào tháng 3-2011, một con voi đực trưởng thành đã bị kẻ xấu sát hại để lấy ngà tại vùng rừng giáp ranh giữa 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn...
Ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát, cho biết hiện nay, đàn voi ở Nghệ An có khoảng 17 con, các đàn voi vẫn tiếp tục sinh sản. Tuy nhiên, đàn voi đang đứng trước nguy cơ bị giết hại vì nhiều con đực có ngà dài. Nếu không được bảo vệ, voi rất dễ bị kẻ xấu giết hại để lấy ngà.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)