Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rắn thần y - biểu tượng y tế sống ở Ba Lan 
(17:56:02 PM 13/11/2014)
Rắn thần y (Aesculapian snake), có tên khoa học là Zamenis longissimus. Có một sự thật không nhiều người biết, rắn thần y chính là biểu tượng của ngành y tế, là loài rắn lớn nhất sống ở Ba Lan.
Rắn Zamenis longissimus có thể dài hơn 2m. Chiều dài lớn nhất từng được ghi nhận là 2,25m.
Loài rắn Zamenis longissimus không độc hại. Nó không có nọc độc.
Thức ăn của loài rắn này rất đa dạng, có thể gồm: chuột, động vật có vú nhỏ, thằn lằn, các loài chim và loài rắn khác.
Rắn Zamenis longissimus siết ngạt con mồi trước khi nuốt chửng. Loài rắn này leo trèo cây cũng rất tốt.
Ở Ba Lan, rắn Zamenis longissimus được coi là động vật quý hiếm và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Loài rắn này có màu khá sẫm, mảnh mai, có ánh đồng sáng trên da. Nó thường bị nhầm với rắn cỏ (Natrix natrix).
Rắn Aesculapian thích môi trường ấm áp nhưng không nóng, vừa ẩm nhưng không quá ẩm ướt.
Ngành y tế đã dùng biểu tượng rắn Aesculapian quấn quanh cây gậy phép của Esculape.
Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Biểu tượng của ngành dược cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly hoặc cốc có chân cao. Chiếc ly/cốc tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong chứa chất dịch được chiết xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)