Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 03/04/2025, 19:44:38 PM (GMT+7)
Phát hiện loài khủng long ăn cỏ lại thường xuyên ăn thịt
(18:17:26 PM 25/09/2017)(Tin Môi Trường) - Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một chi tiết khá độc đáo về một loài khủng long ăn cỏ nhưng lại thường xuyên "bổ sung đạm" bằng cách ăn thịt của các loài côn trùng và giáp xác.
>> Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng >> Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc >> Bkav dùng AI hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện hóa đơn rủi ro >> Đắk Lắk: Bất ngờ phát hiện 100 hecta rừng bị phá trắng >> 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam với 85 loài đặc hữu
Hình ảnh đồ họa của loài Khủng long mỏ vịt
Những loài ăn cỏ như bò, ngựa... ngày nay rõ ràng là không có sở thích ăn thịt. Thế nhưng những sinh vật ăn cỏ trước kia lại không như vậy và có một loài khủng long sống cách đây 75 triệu năm chọn cách "bổ sung đạm" như là cách trợ giúp cho thời kỳ sinh sản.
Tìm thấy phân hóa thạch của loài động vật ăn cỏ luôn khó hơn so với phân hóa thạch của loài ăn thịt, vốn được bảo quản tốt hơn nhờ các khoáng chất có trong xương của khẩu phần ăn. Nhưng Karen Chin, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Colorado Boulder lại rất có duyên với những loài khủng long ăn cỏ.
Năm 2007, Chin tìm thấy một số cục phân hóa thạch ở Two Medicine Formation, bang Montana, bên trong những bải chất thải này là hóa thạch của những khúc gỗ bị thối rữa. Bà cũng tìm thấy những mẫu hóa thạch tương tự ở Grand Staircase-Escalante National Monument, bang Utah.
Bà Chin cho rằng những cục phân hóa thạch này đến từ một loài khủng long ăn cỏ khổng lồ và chúng đã lùng sục những bãi gỗ thối rữa để tìm động vật giáp xác cách đây khoảng 75 triệu năm.
Khủng long mỏ vịt (Hadrosaurs) là một trong những loài khủng long ăn cỏ nhất từng tồn tại trên mặt đất, chúng thường sống gần những đầm nước. Đây là một trong những loài khủng long ăn cỏ phổ biến, cho tới khi chúng bị tuyệt chủng cuối kỷ Creta, khoảng 66 triệu năm trước
"Sẽ không có chuyện một con khủng long cao 6 mét chạy theo một con bướm. Chúng sẽ tới nơi có nguồn thực phẩm tập trung, dễ đoán như những nơi có những khúc gỗ bị thối rữa", bà Chin nói.
Côn trùng, sinh vật nhỏ và các nguồn protein khác trong những khúc gỗ thối rữa được xem là mục tiêu của loài khủng long ăn cỏ này, nhưng trong những cục phân cũng có vỏ dày của các loài động vật giáp xác. Bà Chin không chỉ tìm thấy 1 mẫu vật như thế mà tới 10 mẫu khác nhau trong bán kính khám phá khoảng 21 km.
"Nếu chúng ta tìm thấy một hóa thạch phân với loài giáp xác trong đó, đó là một khám phá rất thú vị. Nhưng nếu chúng ta tìm thấy nhiều hóa thạch phân giống vậy, chúng ta có thể kết luận được là có ít nhất một loài khủng long ăn cỏ đôi khi lại ăn thịt", bà Chin giải thích.
Các mảnh của loài giáp xác được tìm thấy trong phân của Khủng long mỏ vịt dài tới 2 cm, khoảng 20 đến 60% bề rộng của cái mỏ điển hình của loài khủng long này. Các nhà khoa học cho rằng những loài giáp xác này không phải gặp "tai nạn" và vô tình rơi vào cái mỏ háu ăn của Khủng long mỏ vịt. Các nhà khoa học cho rằng chuyện này có thể diễn ra giống như các loài chim ngày nay thường xuyên "bổ sung canxi" khi vào mùa sinh sản.
"Dù khó có thể khẳng định ý định thực của loài khủng long này, nhưng không có nghi ngờ gì là những con khủng long này đã tìm tới những khúc gỗ thối rữa để bổ sung protein. Nếu xét đến kích thước của loài giáp xác bị ăn thì những con khủng long rõ ràng là nhận thức được chúng và quyết định ăn chúng", bà Chin cho hay.
Nghiên cứu của bà Karen Chin và các cộng sự đã được đăng trên tạp chí Scientific Reports.
Theo Thiên Hà (MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)