Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 03/04/2025, 22:47:08 PM (GMT+7)
Phát hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm tại Đồng Nai
(06:31:39 AM 15/11/2019)(Tin Môi Trường) - Chiều 13/11, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết vừa phát hiện đàn chim cổ rắn khoảng 500 con tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chim cổ rắn là loại động vật thuộc nhóm 1B, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
>> Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu >> Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026 >> Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, đầu tháng 11/2019, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai nhận được thông tin có một loại chim lạ về sinh sống tại Khu du lịch Bửu Long (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Ngay sau đó, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đã phối hợp với chính quyền địa phương và nhân viên Khu du lịch Bửu Long dùng các thiết bị tiếp cận đàn chim này. Sau khi xác minh, ngành chức năng xác định loại chim này là chim cổ rắn. Đây là lần đầu tiên, cơ quan chức năng phát hiện chim cổ rắn quý hiếm trên địa bàn Đồng Nai.
Hiện lực lượng kiểm lâm Đồng Nai đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan theo dõi di, biến động của đàn chim. Tới đây, sẽ đề xuất với đơn vị chuyên môn có biện pháp bảo tồn loại động vật đặc biệt quý hiếm này.
Chim cổ rắn thuộc họ Anhingidae, bộ Chim điên. Chim có cổ dài và mảnh dẻ, bề ngoài tương tự như những con rắn nên được gọi là chim cổ rắn. Hiện nay, chim cổ rắn còn tồn tại tổng cộng 4 loài trong một chi duy nhất, một trong số đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng. Chim cổ rắn sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, chim cổ rắn thuộc động vật rừng nhóm 1B, đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Công Phong
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)