Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những động vật kỳ dị khắp hành tinh 
(08:46:37 AM 15/06/2015)
Sâu nơ: Loài sâu này trông như một dải thạch màu xanh, xuất hiện ở cảng Penghu ở Đài Loan. Từ vòi sâu tiết ra một chất nhầy làm tê liệt con mồi. Loài sâu này thường sống ở dưới nước tại các vùng nhiệt đới hay trên đất ẩm ở Đài Loan.
Khỉ mắt trố: Loài khỉ này độc đáo do có cặp mắt rất lớn, nhìn đêm rất tốt. Hai chân sau của chúng rất khỏe, dùng để nhảy từ cây nọ sang cây kia để săn côn trùng và các loài động vật không xương bé nhỏ. Chúng sống chủ yếu ở Borneo, Sumatra và còn được tìm thấy ở Philippines.
Cá răng nanh: Những chiếc răng nanh dài và sắc nhọn khiến loài cá này trở nên rất đáng sợ. Chúng thường ẩn sâu từ 1.000-2.000 m dưới biển, dùng cách phát quang sinh học để tạo ra một chiếc đèn nhỏ thu hút những loài giáp xác và cá bé. Cá răng nanh được tìm thấy ở cảng Reykjavik, Iceland.
Khỉ đầu hói: Vào mùa mưa, khỉ đầu hói sống trên ngọn cây vùng lưu vực sông Amazon. Đến mùa khô, chúng nhảy xuống mặt đất tìm các loại hạt để ăn. Loài khỉ này xuất hiện ở sâu trong các khu rừng tại Brazil, Peru và Colombia.
Rùa Mata mata: Loài rùa trông giống như một khúc cây xù xì, với chiếc mũi rất dài hoạt động như một ống thở và hút cá. Mai rùa có thể lên tới 45 cm, và chúng có thể nặng tới 15 kg khi trưởng thành. Rùa Mata mata sống ở những ao hồ và suối nước lặng vùng Nam Mỹ như phía bắc Bolivia, phía đông Peru, Ecuado, phía đông Columbia, Venezuela và Brazil.
Bọ cánh cứng ăn sương: Loài bọ này thường cắm đầu xuống cát rồi dùng những chiếc chân sau để lấy những giọt sương. Chúng sống ở vùng sa mạc Namib phía tây châu Phi.
Tenrec: Đây là một loài động vật có vú và những chiếc gai như lông nhím có tác dụng tự vệ bằng cách phóng gai vào mũi hoặc bàn chân kẻ thù. Tenrec thường có màu vàng sẫm hoặc sọc nâu, nặng 200 gram, ăn các loài giun đất và côn trùng. Tenrec sống theo đàn ở Madagasca.
Lợn có ngà: Loài lợn ở khu bảo tồn Adudu Nantu và Tangkoko, bắc Sulawesi, Indonesia này có cặp ngà độc đáo có thể làm đồ lưu niệm cho khách du lịch. Tuy nhiên loài vật này được bảo vệ ở Indonesia và không được phép sắn bắn. Mặc dù vậy chúng không thoát khỏi sự rình mò của những kẻ săn trộm và bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng.
Tê tê mặt đất: Đây là loài động vật máu nóng duy nhất trên thế giới có lớp giáp xác bên ngoài, tạo thành lớp vỏ cứng bảo vệ khi bị đe dọa. Ở phía hậu môn còn có bộ phận xịt mùi hôi khiến kẻ thù phải tránh xa. Loài tê tê này sinh sống ở Sahara, châu Phi tại khu bảo tồn Kwando, Botswana và châu thổ sông Okavango.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)