Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những loài sinh vật nhỏ bé nhưng gây nguy hiểm chết người 
(14:14:40 PM 06/04/2015)
Những con ếch nhỏ có màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Người dân bản địa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng độc tố tiết ra từ da của chúng để tẩm độc phi tiêu khi đi săn. Loài độc nhất là ếch độc màu vàng (golden poison frog). Mỗi con ếch chỉ có kích thước 3,8 cm nhưng có đủ lượng độc tố khiến 10-20 người thiệt mạng. Ảnh:Shutterstock
Ruồi Glossina có một chiếc vòi dùng để hút máu động vật có xương sống lớn (bao gồm con người). Chúng là động vật trung gian truyền bệnh trypanosomiasis, hay còn gọi là bệnh ngủ, khiến cơ thể bị suy nhược và sưng não. Giới khoa học ước tính có tới 300.000 người nhiễm căn bệnh này. Ảnh: Wikimedia Commons
Bạch tuộc đốm xanh tuy chỉ có kích thước khoảng 5 cm nhưng là một trong những sinh vật độc nhất thế giới. Chúng rất hiền lành, nhưng sẽ cắn nếu bị kích động hoặc ai đó dẫm lên chúng trên bãi biển. Ảnh: Flickr
Bọ chét là loài ký sinh trùng nhỏ, không có cánh và thường hút máu động vật khác. Bọ chét có thể làm lan truyền bệnh dịch hạch. Nó từng gây ra một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, còn gọi là "cái chết đen". Bệnh dịch hạch ngày nay không còn phổ biến, nhưng mỗi năm vẫn có từ 1.000 đến 2.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Ảnh: CDC
Bọ cạp đỏ Ấn Độ được xem là loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới. Chúng chỉ có kích thước khoảng 50-90 mm. Nếu đang đi du lịch ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal hay Sri Lanka, hãy kiểm tra giày trước khi đi vì chúng có thể ẩn ấp trong đó. Ảnh: Flickr
Danh sách những bệnh gây chết người có liên quan đến muỗi bao gồm: bệnh sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết, viêm não, virus West Nile và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ảnh: JJ Harrison/Wiki Commons
Sứa Irukandji là loài sứa nhỏ nhất thế giới (thể tích không lớn hơn một centimet khối), sống chủ yếu ở vùng biển ngoài khơi Australia. Sứa Irukandji có thể tiết ra nọc độc mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang và 1.000 lần so với nhện đen lớn ở Nam Âu. Ảnh: Wikimedia Commons
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)