Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Mỹ nhức đầu vì ngựa hoang
(14:35:09 PM 11/04/2014)Năm 1971, nhà hoạt động vì quyền động vật Velma Johnston thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật trả tự do cho ngựa hoang dã và lừa nhằm bảo vệ biểu tượng của miền Tây nước Mỹ vốn bị giết hại, đánh thuốc độc, lạm dụng tràn lan.
Gia tăng chóng mặt
Thế nhưng, hơn 4 thập kỷ sau, người phụ nữ được biết đến với tên gọi “Annie Ngựa hoang” chắc chắn không khỏi sốc khi nhận thấy kết quả của đạo luật trên. Số lượng ngựa hoang gia tăng chóng mặt đến mức các nhà chức trách bó tay không biết xử trí thế nào.
Theo đạo luật nêu trên, chính phủ liên bang có trách nhiệm với hơn 40.000 con ngựa tại 10 bang phía Tây. Những con vật này phải đấu tranh sinh tồn với gia súc và nhiều loài động vật hoang dã khác trong khi nước uống và thức ăn ngày càng khan hiếm. Mọi nỗ lực giúp chúng tránh thai phần lớn đều thất bại.
Hiện Cục Quản lý đất đai liên bang (BLM), đơn vị quản lý ngựa hoang và lừa, đành để chúng rong ruổi trên các đồng cỏ vì bãi quây súc vật đang cạn dần. Một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia ước tính số lượng ngựa và lừa sẽ tăng đến 145.000 con vào năm 2020. Con số hiện thời, theo BLM, là khoảng 40.605 con.
Theo tờ The Washington Post, BLM đang chăm sóc 33.608 con ngựa trên đồng cỏ với chi phí 1,3 USD/con/ngày. Ngoài ra, 16.160 con ngựa và lừa khác được cho vào trong các bãi chăn thả có hàng rào bao quanh với chi phí cao gấp 4 lần.
Quan chức Joan Guilfoyle thuộc BLM dự đoán rằng việc nhốt ngựa và lừa trong các bãi chăn thả sẽ ngốn 64% khoản tiền 77 triệu USD mà quốc hội thông qua cho chương trình trong năm tài khóa 2014. “Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là giảm chi phí này. Chúng tôi không có nhiều lựa chọn” - ông Joan Guilfoyle nói.
Chỉ trích chính phủ
BLM đang mời gọi bất cứ ai có ý tưởng kiềm chế sự gia tăng số lượng ngựa hoang và lừa. Trợ lý giám đốc phụ trách về kế hoạch và các nguồn lực thuộc BLM Ed Roberson kêu gọi: “Chúng tôi cần đến mọi sự trợ giúp”.
Tuy nhiên, những nhà hoạt động lại có suy nghĩ khác. Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo vệ ngựa hoang Anne Novak nói: “Thực tế, không hề có chuyện quá tải về số lượng ngựa hoang. Đó là vì bãi chăn thả bị giới hạn mà thôi”.
Hơn một nửa số ngựa hoang dã sinh sống ở bang Nevada. Ông Zach Allen, Giám đốc truyền thông của Cục Trang trại Nevada, cho rằng số lượng ngựa hoang quá nhiều cùng với hạn hán hoành hành phía Tây Nam bang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu đất chăn thả.
BLM thỉnh thoảng lại bắt ngựa hoang đem đi “gửi” tại các đồng cỏ tư nhân hoặc các bãi chăn thả nếu nhận thấy chúng đe dọa nguồn thức ăn, nước hoặc môi trường tại một khu vực nào đó. Tuy nhiên, hành động này thường tạo ra cảnh tượng không hay là ngựa hoang tháo chạy hoảng loạn để trốn trực thăng.
Các nhà hoạt động tố cáo không ít con ngựa bị thương hoặc bị đối xử tệ trong các cuộc “bố ráp” nói trên. Trong khi đó, bà Novak dẫn nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường ĐH Princeton cho thấy rằng việc chăn thả động vật hoang dã bên cạnh gia súc sẽ khiến gia súc khỏe mạnh hơn, ngược với tuyên bố của ông Allen.
Ông Bruce Wagman - một luật sư ở bang California, đại diện cho nhiều nhóm bảo vệ động vật khắp nước Mỹ - cho rằng cách giải quyết của chính phủ vi phạm tinh thần của đạo luật năm 1971. Theo luật sư này, “thay vì bảo vệ ngựa hoang, các nhà chức trách đang làm điều ngược lại”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)