Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Muôn kiểu tự vệ kỳ quái của động vật 

(09:10:17 AM 23/10/2014)
Cá mực nang có kỹ năng tự vệ tuyệt vời. Khi gặp nguy hiểm, lập tức chúng thay đổi hình dạng và màu sắc cơ thể để hòa lẫn vào môi trường, che mắt kẻ săn mồi.
Thằn lằn sừng Texas có vẻ ngoài đáng sợ với lớp vỏ đầy gai sắc. Nếu kẻ đi săn vượt qua được lớp giáp này, con thằn lằn sẽ bước lên trước đối thủ và phóng ra một dòng máu từ đôi mắt của nó. Loạt đạn này có thể bay xa 1,5 mét và được trộn với một thứ hóa chất hôi thối để đánh đuổi những kẻ đi săn. Phương thức tự vệ này sẽ lấy đi 1/3 lượng máu của chúng.
Với loài rết Motyxia sequoiae, khi bị đe dọa, cơ thể chúng phát ánh sáng huỳnh quang cảnh báo nguy hiểm cho kẻ thù. Nếu vẫn bị tấn công, chúng sẽ tiết chất độc xyanua có mùi hôi từ các lỗ chạy dọc hai bên cơ thể giết chết đối phương.
Bọ que sở hữu thân hình khẳng khiu, yếu đuối như cành cây khô rất hiệu quả trong việc ngụy trang. Nếu bị tấn công, chúng đã có tuyến nọc độc không chỉ có mùi khó chịu mà có thể gây đau đớn cho mắt và miệng kẻ săn mồi.
Hải sâm dưa leo lại có cách tự vệ rùng rợn hơn. Nếu chất độc holothurin không có tác dụng thì ngay lập tức, chúng dùng hết sức ép toàn bộ nội tạng chui ra khỏi hậu môn… giả chết. May mắn thì những loài cá ăn thịt khác sẽ bỏ qua cho chúng.
Mực ống: Khi bị đe dọa, chúng sẽ tấn công kẻ săn mồi rồi nhanh chóng tẩu thoát. Trước khi chạy trốn, chúng bẻ gãy và để lại một phần cánh tay để đánh lạc hướng. Cánh tay này sẽ tiếp tục co giật và phát sáng để thu hút sự chú ý của kể đi săn, giúp cho loài mực ống này bảo toàn tính mạng.
Kiến nổ Malaysia có một tuyến độc rất lớn trong cơ thể. Khi cảm thấy nguy hiểm, chúng tự rạch bụng và cho nổ tung chất độc có tác dụng ăn mòn như axit vào kẻ thù để bảo vệ tổ.
Chồn có túi Opossum cũng thích giả chết trên cây hàng giờ đủ để đánh lừa động vật săn mồi, đồng thời phát ra hơi hôi thối màu xanh vào không khí.
Cá chim đã phát triển khả năng hiếm có là có thê bay hoặc lướt trên mặt nước với quãng đường dài tới 200m bằng tốc độ 60km/h để chạy trốn.
Cá mút đá là loài sinh vật biển có hình thù giống lươn. Khi bị đe dọa, chúng sẽ tiết ra một chất nhầy từ lỗ chân lông. Chất này sau khi trộn với nước biển thì biến thành một thứ nhớt sền sệt mà có thể bẫy con mồi hoặc làm chúng chết ngạt vì tắc mang.
Cua quyền anh có màu sắc sặc sỡ dễ đánh lừa rằng chúng rất dễ thương nhưng nếu bị tấn công, chúng sẽ dùng đôi càng khỏe đấm thẳng vào đối thủ. Cú đấm đủ để giết chết một số sinh vật biển kích thước nhỏ.
Gà Fulmar thường tấn công bằng chất lỏng nôn ra từ miệng có màu cam và mùi cá thối nồng nặc khiến kẻ thù sợ mà bỏ chạy.
Còn với loài sâu voi yếu ớt, chúng sẽ đóng giả là một con rắn đáng sợ với đôi mắt giả lạnh lùng để xua đuổi các loài động vật ăn thịt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)