Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Loài giun kỳ dị đe dọa nước Mỹ
(14:43:28 PM 01/07/2015)Theo tạp chí PeerJ vào tuần rồi, loại giun dẹp New Guinea đáng sợ này còn được gọi là sán ốc sên. Nó có thân màu đen, bụng màu trắng đục và chỉ dày vài mm nhưng có thể phát triển dài đến 6,5 cm.
Loài sinh vật này sống chủ yếu ở quốc đảo New Guinea nhưng nay đã lan rộng toàn cầu, sống bám vào thực vật ngoại lai và ẩn trong đất. Giun dẹp New Guinea có khả năng tàn phá hệ sinh thái và là một trong 100 loài xâm lấn nguy hiểm nhất thế giới.
Giun dẹp New Guinea được tìm thấy tại bang Florida - Mỹ Ảnh: LIVE SCIENCE
Theo một nhóm nghiên cứu đa quốc gia, loài côn trùng này có lẽ đã đến bang Florida vào năm 2012. Kể từ đó, chúng đã lan rộng nhiều nơi tại hạt Miami-Dade. Việc phát hiện loài giun dẹp kỳ dị này ở Mỹ đang là mối quan tâm đặc biệt bởi trước đây, chúng sinh sống chủ yếu ở các đảo nhỏ. Các nhà nghiên cứu lo ngại loài sinh vật đáng sợ này có thể tiếp tục lan rộng sang những khu vực còn lại ở Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
Mối lo ngại này không phải vô căn cứ khi các nhà khoa học mới đây phát hiện chúng đã có mặt ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ mới: bang Florida - Mỹ, vùng lãnh thổ Puerto Rico thuộc Mỹ, Singapore, New Caledonia và quần đảo Solomon. Trước đó, loài giun này chỉ được tìm thấy trong thiên nhiên hoang dã ở 15 quốc gia và trong một nhà kính ở Pháp.
Dù không đe dọa tính mạng con người nhưng loài giun New Guinea có hại cho hệ sinh thái. Khi trở thành “những vị khách không mời mà đến”, chúng sẽ nhanh chóng biến một vùng đất nào đó thành lãnh địa của mình. Chúng tồn tại bằng cách quấn mình vào vỏ ốc sên và dùng miệng ở giữa bụng ăn con mồi, từ đó có thể khiến loài ốc sên bản địa tuyệt chủng.
“Tất cả loài ốc ở châu Âu có thể bị chúng xóa sổ” - ông Jean-Lou Justine, nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Pháp và cũng là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nêu trên, cảnh báo. Báo The Washington Post nhận định rằng trừ khi các loài chim ở Florida có sở thích ăn loài giun này, nước Mỹ có thể gặp không ít rắc rối từ chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)