Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Loài ếch mọc gai "dị hợm" có ở Việt Nam 
(11:50:50 AM 17/11/2013)
Ở Việt Nam loài ếch này được gọi với tên ếch cây sần Bắc Bộ.
Tuy nhiên, chúng lại được thế giới biết tới với tên gọi khác, phổ biến, thông dụng là ếch rêu Việt Nam (Vietnamse mossy frog).
Được gọi là ếch rêu vì màu sắc trên da của chúng rất giống với màu rêu hay bèo tấm hoa dâu.
Loài ếch này có pháp danh khoa học là Theloderma corticale.
Ếch rêu hiện là loài đặc hữu vùng bắc Bộ của Việt Nam.
Ngoài ra, người ta không thể tìm thấy chúng ở bất cứ quốc gia nào trong môi trường tự nhiên.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt, đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ngoài ra chúng còn sống ở các khu đầm nước ngọt, vùng nhiều đá, rêu.
Cũng giống như họ hàng nhà ếch, ếch rêu là loài sống lưỡng cư, nửa trên cạn nửa dưới nước.
Ếch rêu là một loài nhỏ bé. Khi trưởng thành chúng chỉ dài khoảng 7 – 8cm, nặng 20 – 23g.
Món ăn yêu thích của loài này là dế mèn, châu chấu, gián, ruồi, bướm đêm…
Với dáng vẻ bên ngoài, lớp da sần sùi, lốm đốm xanh, đỏ tía tựa như cóc, đã không ít người phải giật mình, sợ hãi khi vô tình chạm vào chúng.
Đây cũng là lý do chính khiến chúng được mệnh danh là một trong 10 loài ếch dị hợm nhất hành tinh.
Hình dạng, màu sắc của loài ếch này chính là sự sắp đặt của tạo hóa, giúp chúng ngụy trang lẩn tránh kẻ thù một cách hữu hiệu nhất.
Chúng ‘tàng hình’ khi ẩn mình vào đám bèo hoa dâu hay các tảng rêu xanh.
Ếch rêu có miếng dính lớn trên ngón chân và bụng, giúp chúng có thể bám chắc trên đá, cành cây.
Khi hoảng sợ chúng nằm im, cuộn tròn như một quả bóng và thậm chí là giả chết để né tránh kẻ thù.
Vì có thân hình bé nhỏ, hình dạng kỳ lạ nên chúng trở thành con vật nuôi làm cảnh rất được ưa chuộng của các nước phương Tây.
Chúng được săn lùng, tìm kiếm bởi nhiều người sành chơi. Giá mỗi chú ếch rêu từ 150 USD - 300 USD.
Chúng sinh sản mạnh trong môi trường nhân tạo nên hiện đã được nhân giống ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên ếch rêu đang ở tình trạng nguy cấp và cần được bảo vệ trong thiên nhiên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)