Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Lần đầu tiên ghi nhận một cá thể cò mỏ thìa tại hồ Trị An, Đồng Nai 
(09:10:02 AM 08/04/2016)
Cò mỏ thìa -Ảnh: TL
Trước đó, năm 2005 các nhà khoa học đã phát hiện loài cò mỏ thìa hiện diện ở Tiền Hải (Thái Bình) và Biên Hòa (Đồng Nai). Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây loài này chỉ còn ghi nhận ở Vườn quốc gia Xuân Thủy ( Nam Định). Đây là loài chim có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN 2009.
Loài chim này sống ở những nơi nước nông, diện tích mặt thoáng lớn như các vùng đất ngập nước có bùn, đất sét hoặc cát mịn. Chúng có thể sống tại vùng đầm lầy, sông, hồ, khu vực bị ngập lụt ở vùng nước ngọt, nước mặn hay nước lợ, đặc biệt tại các vùng đảo cỏ thảm thực vật nổi.
Các chuyên gia cho rằng, cá thể cò mỏ thìa vừa phát hiện tại hồ Trị An là loài cò thìa Châu Âu (tên tiếng Anh là Black-faced Spoonbill; tên khoa học là Eurasian Spoonbill). Theo các tài liệu, loài cò thìa hiện diện ở Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.
Trên thế giới, loài chim này được pháp luật bảo hộ tại nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các khu vực trú đông được bảo vệ bao gồm Vườn Quốc gia Đài Nam (Đài Loan), Mai Po (Hong Kong), Manko (Nhật Bản), Xuân Thủy (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) của Việt Nam.
Theo các nhà khoa học, hồ Trị An là khu vực nằm dọc theo đường bay Đông Á – Úc, là vùng đất ngập nước và là khu vực rất quan trọng để các loài chim có thể tạm nghỉ trong cuộc hành trình di trú.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250 đến 800 năm tuổi ở Vườn quốc gia Phú Quốc được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày hôm nay (28/3). Đây cũng là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
.jpg)