Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 22/04/2025, 16:23:40 PM (GMT+7)
Kinh dị những loài vật "hiếm có khó tìm" trên thế giới 
(14:55:32 PM 23/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Cá rìu, nhện sát thủ, cá buồn rầu, bạch tuộc chăn...là những loài vật "hiếm có khó tìm" trên thế giới
>> Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
Thế giới sinh vật có vô số điều kỳ lạ. Hãy cùng tham gia cuộc hành trình vào thế giới động vật, quan sát cuộc sống phong phú và hiểu hơn về khả năng về những loài vật này.
1. "Người cá" Olm
Olm là một loài rắn thuộc họ động vật lưỡng cư mù sống trong hang động nước ngầm. Olm có chiều dài từ 20 - 40cm với thân hình mảnh, các chân nhỏ trên có ba ngón tay và chân dưới có hai ngón.
Da của Olm này có màu sắc, kết cấu tương tự như của con người và đôi khi chúng thường được ví như là “người cá”. Olm vừa có hệ thống mang ở bên ngoài và phổi bên trong cơ thể nhưng chúng hiếm khi được sử dụng thực sự trong quá trình hô hấp.
Do mắt của chúng nằm sâu dưới lớp da và chúng chỉ nhận biết được một phần nhỏ ánh sáng bên ngoài nên Olm tồn tại ở thế giới bên ngoài thông qua mùi vị và cảm nhận các âm thanh một cách yếu ớt.
2. Bạch tuộc chăn
Bạch tuộc chăn có 3 trái tim, 1 mỏ ẩn giống như con vẹt, nước bọt chứa nọc độc. Chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc và kết cấu làn da dễ dàng với tốc độ nhanh chóng. Vì thế, nhiều người cho rằng, bạch tuộc chăn không khác gì một loài động vật đến từ hành tinh khác.
Ngoài những chiếc tua bình thường, loài bạch tuộc này cái còn sỡ hữu thêm 2 chiếc tua dài hơn, gắn liền bên trong đó là 1 chiếc màng. Khi cảm thấy bị đe doạ, chúng sẽ xòe cái màng để tự vệ và đọ độ lớn với đối thủ.
3. Cá Blobfish "buồn rầu"
Loài cá Blobfish sống ở các vùng biển thuộc châu Úc, có bề ngoài kỳ dị giống như giọt nước. Cá Blobfish dài 30,48cm, sống ở dưới đáy biển, ở độ sâu khoảng 800m.
Cơ thể của loài cá kỳ dị này lúc nào cũng “phồng rộp” lên, nó có một cái đầu và mũi rất to, miệng trĩu nặng xuống. Chính vì vậy mà nhiều người đã gọi cá blobfish bằng một cái tên khác “cá buồn rầu”.
Loài “cá buồn rầu” này sống ở độ sâu cùng với những sinh vật được cho là “đặc sản” của đại dương như cua bể, tôm hùm... Bên cạnh đó, chúng có làn da mỏng, di chuyển lại chậm chạp, rất dễ bị mắc lưới của tàu đánh cá.
4. Nhện sát thủ (Assassin spider)
Sở hữu cái tên đáng sợ, nhưng loài nhện này chỉ dài khoảng 2mm, con trưởng thành dài chưa đến 2cm và hoàn toàn vô hại với con người.
Nhện sát thủ khét tiếng tàn bạo với những răng nanh đầy nọc độc bên trong hàm cực kỳ to khỏe. Chúng có chiếc mỏ dài nên cổ của loài này cũng phát triển theo để chịu được trọng lực của chiếc mỏ ấy.
Không những thế, chiếc cổ còn thích hợp cho chúng tấn công con mồi từ một khoảng cách khá xa. Nhện sát thủ được tìm thấy ở châu Âu trong những năm 1840, thức ăn của loài này chủ yếu là nhện.
5. Hatchetfish (cá rìu)
Nhìn bề ngoài, trông sinh vật này như đang than khóc dưới nước vì một lời nguyền nào đó nhưng trên thực tế, đây là cá hatchetfish (cá rìu). Chúng xuất hiện nhiều vào ban đêm và sống ở dưới đáy biển sâu.
Sống trong vùng không có ánh sáng nên mắt của cá rìu phải rất tinh để có thể tìm thấy thức ăn. Trên người nó được bao phủ một lớp màu bạc có thể phát sáng để dụ dỗ con mồi và trốn tránh kẻ thù. Mặc dù có thân hình mỏng, dài 12cm nhưng sức tấn công đối phương của chúng lại rất lớn.
6. Sâu bướm Hemeroplanes
Loài sâu bướm này quả là một kiệt tác của thiên nhiên. Bạn chỉ có thể tìm thấy loài sâu bướm đặc biệt này trong những khu rừng mưa ở Mexico và Trung Mỹ.
Sinh vật này nhỏ bé và có màu sắc rất bình thường nhưng khi bị tấn công, nó trải qua một sự chuyển đổi đáng kinh ngạc. Sâu bướm sẽ nâng cao nửa trên của cơ thể rồi thổi phồng để trông giống như một con rắn.
Không chỉ bắt chước chiếc "đầu hình tam giác, cặp mắt hung dữ và vảy sáng bóng hoàn hảo”, loài sâu bướm này cũng giả vờ phun nọc độc vào kẻ thù. Tuy nhiên, loại nọc độc này thực sự vô hại với con người.
Theo MASK
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)