Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Độc đáo hang suối "cá thần" ở Chiềng Ban 
(12:16:56 PM 19/04/2012)
Đàn cá thần đông đúc hàng trăm con ở suối Ngọc, Cẩm Lương - Cẩm Thủy.
Giống như suối cá thần Cẩm Lương, suối cá thần thứ ba này cũng nằm trong một cái hang sâu tự nhiên có nước chảy từ trong lòng núi chảy ra. Theo nhiều người dân sinh sống ở quanh khu vực suối cá thần thì suối cá này đã có từ rất lâu, có thể là trước khi con người đến đây sinh sống. Theo ông Hà Văn Thân, người trông coi, bảo vệ suối cá và cũng là người có nhiều hiểu biết về suối cá cho hay: “Tại hang động thờ thần cá này hai thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương ở miền núi Thanh Hóa là Hà Công Bộ và Hà Văn Nho đã bị giặc Pháp bắt, tra tấn và đều bị chém đầu tại động thờ cá thần. Chính vì thế, suối cá thần và động thờ cá thần này có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân bản địa”.
Người dân nơi đây cũng không ai dám đánh bắt cá để ăn, hằng ngày vẫn thay phiên nhau mang thức ăn ra suối cho cá thần. Hàng năm cứ sau Tết, dân trong thôn còn tổ chức lễ hội cá thần rất to. Mỗi khi có việc phải đi xa mong thượng lộ bình an hay cầu phúc đỗ đạt, sức khỏe người dân đều làm một cái lễ con con mang đến động thờ cá thần với mong muốn được thần cá giúp đỡ.
Theo cụ Thân, hang cá thần này có chiều sâu khoảng 30m, nước trong hang được bắt nguồn từ cây km số 8 đổ về đây. Du khách muốn chiêm ngưỡng cá thần sẽ gặp khó khăn hơn so với hai suối cá thần ở Cẩm Thủy. Mặc dù ít khi tiếp xúc với người lạ nhưng cá thần ở Chiềng Ban cũng rất dạn người. Mỗi lần cho cá ăn chỉ cần vãi một ít thức ăn xuống mặt đập là khách tham quan có thể thấy những con cá có thân hình giống y hệt cá thần ở Cẩm Lương bơi ra đớp mồi. Tuy nhiên, ba suối cá thần có phải cùng một loại cá không thì đây vẫn là câu hỏi lớn chưa ai giải đáp được. Chỉ biết, cá thần ở ba suối đều rất giống nhau mặc dù khoảng cách địa lý xa nhau lại không cùng một nguồn nước chảy qua.
Theo lời hướng dẫn của người trông coi hang cá thì phải lên động thắp hương cá sẽ ra đông hơn. Sau khi nén nhang được cắm xuống dù trời mưa nước đập bị đục nhưng cả đàn cá đông đúc từ miệng hang bơi ra liên tục khiến mọi người có mặt đều hết sức ngạc nhiên.
Không ai có thể biết được chính xác số lượng đàn cá thần hiện có trong hang núi này là bao nhiêu con. Theo người dân mô tả trung bình mỗi con nặng từ 7kg – 8kg, con to nhất nặng khoảng 10kg, cá chúa rất to không bao giờ ra khỏi hang, cá thần sống rất ôn hòa với một số loài cá đồng lạc vào hang như cá chép, cá mài mại. Trên mình mỗi con cá đều óng lên màu sắc rất đẹp, miệng và vây cá có màu hồng, thân có màu đen tuyền, phía dưới bụng cá lại được “trang điểm” bằng màu bàng bạc mỗi khi cả đàn cá hàng trăm nghìn con chao mình quẫy đuôi mặt nước lại sóng sánh, lấp lánh nhìn xa như có ánh bạc phản chiếu.
Suối cá thần Chiềng Ban thực sự là một nét độc đáo mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Bá Thước – Thanh Hóa. Nơi đây, chứa đựng một tiềm năng du lịch lớn nếu kết hợp với hai suối cá ở huyện Cẩm Thủy.
![]() |
Toàn cảnh ngọn núi cao nơi có hang suối cá thần Chiềng Ban sinh sống được xây đập chứa nước kiên cố. |
![]() |
Cận cảnh cửa miệng hang núi nơi ra vào của đàn cá thần lúc nào cũng ngập sâu trong nước. |
![]() |
Ông Hà Văn Thân đang thắp nén hương trong động thờ thần cá. |
![]() |
Do mực nước trong đập sâu lại bị nước mưa làm đục nên chỉ có thể quan sát cá thần khi chúng nổi lên ăn. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)