Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cừu Dolly được gắn biển xanh vinh danh
(20:29:01 PM 23/02/2015)Theo tờ Independent, ngày 25-2, các nhà khoa học Anh sẽ tập hợp trong buổi lễ gắn biển xanh (blue plaque) lưu danh cừu Dolly ở viện Roslin của trường Đại học Endinburgh, nơi Dolly đã được tạo ra, lớn lên và qua đời. Tấm biển sẽ có dòng chữ với nội dung: “Dolly the Sheep, 1996-2003. First mammal to be cloned from an adult cell” (Cừu Dolly, 1996-2003, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính từ tế bào trưởng thành).
Cừu Dolly sẽ được vinh danh
Blue Plaque là tấm biển tròn sơn màu xanh dương, chữ trắng, được gắn để đánh dấu nơi ở và làm việc của những nhân vật nổi tiếng để mọi người tưởng nhớ họ. Hiện ở Anh có khoảng vài trăm tấm biển như vậy. Sở dĩ Dolly được lưu danh vì “cô cừu” này được xem là một trong những “anh hùng thầm lặng” của ngành sinh học thế giới. Tuy nhiên, Dolly không phải là động vật đầu tiên được lưu danh bởi trước đó chú chó Nipper màu đen trắng được dùng làm mẫu vẽ nên biểu tượng âm nhạc huyền thoại của hãng thu âm His Master’s Voice cũng đã được lưu danh bằng một tấm biển xanh tương tự ở Piccadilly, trung tâm London.
Việc gắn biển lưu danh Dolly là một phần trong kế hoạch của Hội sinh học Anh (Society of Biology) nhằm tưởng niệm 10 “anh hùng thầm lặng” của khoa học trên khắp nước Anh.
Ông Mark Downs, chủ tịch điều hành Hội, phát biểu với tạp chí The Times rằng Hội muốn tôn vinh không chỉ mình cừu Dolly mà còn cả đội ngũ các nhà khoa học đã tham gia vào dự án tạo nên Dolly - động vật nhân bản vô tính từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành đầu tiên trên thế giới. “Rất nhiều người đã tham gia vào, nên chỉ lưu một cái tên thôi dường như cũng có đôi chút không công bằng” - Mark Downs nói.
Giáo sư Ian Wilmut, trưởng dự án nhân bản vô tính cừu Dolly, sẽ có một bài phát biểu ngắn tại buổi lễ gắn biển xanh. Các nhà khoa học nổi tiếng khác sẽ dự lễ còn có Dorothy Hodgkin – nhà khoa học nữ duy nhất của Anh từng được trao giải Nobel và nhà khoa học Alan Hodgkin, người cũng đoạt giải Nobel nhờ những thí nghiệm về hệ thần kinh thực hiện thành công trên loài mực ống.
Cừu Dolly đã được tiêm một mũi thuốc gây chết không đau đớn vào năm 2003 do bệnh phổi của nó khi đó quá trầm trọng. Dolly chào đời vào ngày 5-7-1996 được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật.
Dolly được đặt tên theo tên của ca sĩ nhạc đồng quê Dolly Parton, người nổi tiếng có bộ ngực “đồ sộ”, vì tế bào gốc dùng tạo nên Dolly được lấy từ tuyến vú của một con cừu cái.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)