Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 22/04/2025, 19:15:54 PM (GMT+7)
Cá mập đớp... cá mập 
(16:56:55 PM 31/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Tờ Daily Mail ngày 30-12 đã đăng tải một bức ảnh kỳ thú được chụp tại New Zealand tuần vừa rồi, trong ảnh một con cá mập lớn đã nhảy lên mặt nước, đớp con cá mập bé hơn đang bị kéo lên thuyền.
>> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Cổ phiếu Vinamilk hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao >> Tổng Bí thư: Nhiều người giàu lên nhờ đất nhưng đi tù cũng vì đất >> Bắt được cá mập mặt lợn ở Italy >> VACNE cần tích cực, chủ động đăng ký tham gia Chương trình các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu
Ngư dân có tên Mancubus tóm được con cá mập nhỏ trong vùng biển ngoài khơi Kaiteriteri trong một chuyến đi câu hôm 28-12. Ban đầu, Mancubus khá vui mừng với thành quả đi câu của mình và mơ về bữa ăn tối ngon lành.
Tuy nhiên, ngay khi con cá mập được kéo lên khỏi mặt nước thì đối thủ của anh xuất hiện. Một con cá mập lớn, có kích thức gấp 4 lần, bất ngờ đớp ngay con mồi của Mancubus. Con cá mập lớn lượn xung quanh con cá nhỏ trước khi lao lên đớp lấy nó. Nhà thiết kế đồ họa Bryony Grover đã nhanh chóng chụp lại khoảnh khắc độc đáo này. “Tôi chưa từng thấy cảnh tượng như thế trước đây. Thật là diệu kỳ” – cô Grover nói.
Không rõ chuyện gì xảy ra sau đó và có thể Mancubus đã mất bữa tối của mình. Tuy nhiên, bức ảnh chụp khoảnh khắc ấn tượng trên đã nhận được hơn 1.000 bình luận ngay sau khi nó được đăng tải lên trang Reddit.
Đa số các bài báo đều cho đó là cá mập trắng nhưng một chuyên gia cá mập nói với tờ The New Zealand Herald rằng chúng là cá mập xanh, vốn phổ biến trong vùng biển New Zealand.
Bức ảnh giành được hơn 1.000 bình luận ngay sau khi nó được đăng tải lên trang Reddit. Ảnh: REDDIT
Sự việc xảy ra tại vùng biển ngoài khơi Kaiteriteri hôm 28-12. Ảnh: DAILY MAIL
H.Bình/NLĐ (Theo Daily Mail, AAP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)