Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cách xác định côn trùng khi đang ngủ
(16:39:23 PM 22/05/2015)Các loài côn trùng cũng cần ngủ và nghỉ ngơi để duy trì sự sống. Ảnh minh họa: Minden Pictures
Theo nhà sinh vật học Barrett Klein của trường Đại học Wisconsin–La Crosse, Mỹ, các loài côn trùng bao gồm cả gián, bọ ngựa, hay ruồi giấm đều cần những giấc ngủ. Giấc ngủ của ruồi giấm thậm chí còn giống giấc ngủ của động vật có vú, vì chúng cũng phản ứng với những chất hóa học gây buồn ngủ hay caffeine, tương tự như con người.
Tuy nhiên, xác định côn trùng ngủ không phải điều dễ dàng. Những dấu hiệu cho thấy chúng đang ngủ là trạng thái bất động, cơ thể rũ xuống theo chiều trọng lực và các cơ thả lỏng, hoặc thời gian phản ứng với những tiếng động lớn.
Nhà sinh vật học Katy Prudic của Đại học bang Oregon cho biết chúng ta có thể không biết liệu một con côn trùng có đang ngủ thực sự hay không. Vào ban đêm, các loài bướm không thể di chuyển khi nhiệt độ hạ thấp, trạng thái này giống như chúng đang ngủ, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Giấc ngủ thật sự của chúng bắt đầu lúc chiều muộn, khi chúng treo mình ở những nơi khuất như sau chiếc lá, vỏ cây.
Tương tự việc thiếu ngủ là một vấn đề nghiêm trọng đối với con người, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến côn trùng. Khi thiếu ngủ, những con bướm không thể bay khắp nơi, con cái sẽ đẻ trứng nhầm trên loại cây mà ấu trùng của chúng không ăn được. Các cuộc thử nghiệm ở ruồi giấm cho thấy loài này sẽ phải ngủ bù nếu thiếu ngủ.
Trong nghiên cứu năm 2010, Klein quan sát tình trạng thiếu ngủ ở ong mật, loài côn trùng truyền thông tin về nguồn thức ăn cũng như những khu vực làm tổ thích hợp cho đồng loại thông qua các cử chỉ. Sau một thời gian, những cử chỉ của ong thiếu ngủ không còn chi tiết hoặc không hữu ích cho đồng loại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)