Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Việt Nam còn khoảng 450 cá thể bò tót
(17:37:41 PM 18/06/2011)
Theo tiến sĩ Hà, việc bán đầu bò tót cũng như các bộ phận khác tương đối phổ biến ở Việt Nam , đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên. Lý do là đầu bò tót với cặp sừng đẹp được coi là biểu tượng của của quyền uy và sức mạnh.
Trước tình trạng này, cần xác định và bảo vệ các khu vực bò tót sinh sống, phát triển các khu vực mới để nuôi dưỡng và nhân giống bò tót, bảo vệ loài thú đẹp này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Thanh Hóa: Thêm một cá thể hổ trong đàn hơn 10 con bị chết
Ngày 18/08, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân xác nhận một cá thể hổ nuôi nhốt với trọng lượng gần 150kg đã chết vào ngày 07/08 tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến (thôn 27, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân).
Cơ quan chức năng đã tiến hành mổ pháp y và kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tụ huyết trùng phổi và xuất huyết dạ dày. Toàn bộ nội tạng cá thể hổ chết được chôn, phần xác hổ được cơ quan chức năng niêm phong trong tủ bảo ôn giao cho gia đình quản lý và có sự giám sát của Hạt kiểm lâm huyện.
Được biết, đây là cá thể hổ thứ ba trong đàn hổ 13 con đang được nuôi nhốt tại trang trại gia đình ông Chiến bị chết. Trước đó vào tháng 01/2008, huyện Thọ Xuân cũng đã tiến hành tiêu hủy hai cá thể hổ chết tại gia đình ông Chiến. Hiện tại, vẫn chưa có biện pháp xử lý cá thể hổ nói trên.
ENV đề xuất biện pháp xử lý thiêu hủy nhằm ngăn chặn việc đưa cá thể hổ này trở lại đường dây buôn bán, góp phần làm suy giảm tình trạng buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam.
Quảng Trị: Thả con vọoc chà vá quý hiếm về rừng
Ngày 18/08, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông cho biết vừa tiến hành thả một cá thể chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus) trọng lượng 5kg về rừng. Được biết, sáng 18/08, một người dân địa phương đã bắt được cá thể chà vá này trên đường đi làm rẫy và giao nộp cho đội kiểm lâm khu bảo tồn.
Sau khi được xác định là loài chà vá chân nâu, cá thể chà vá này đã được thả về Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông vào cùng ngày. Tháng trước, một người tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng phát hiện một con chà vá chân nâu trên đường đi làm rẫy và tình nguyện giao lại cho khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, cá thể này sau đó đã được chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương. Chà vá chân nâu là loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, được pháp luật Việt Nam bảo vệ nghiêm ngặt.
Thanh Hóa: Tịch thu động vật hoang dã
Ngày 17/08, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt đối tượng Võ Văn Tùng (trú tại thị xã Đập Đá, An Nhơn, Bình Định) 25 triệu đồng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 59 cá thể rùa và xử phạt đối tượng Nguyễn Quốc Toản (trú tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) 150 triệu về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 40 cá thể tê tê và 35 cá thể rùa.
Số động vật vận chuyển trái phép bị tịch thu, phương tiện vận chuyển bị tạm giữ cho đến khi chấp hành xong quyết định xử phạt.
Bình Phước: Bắt đối tượng vận chuyển gấu chó quý hiếm
Ngày 12/08, Công an huyện Bù Gia Mập đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Hữu Lập (trú tại xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập) do vận chuyển động vật hoang dã trái phép.
Theo thông tin ban đầu, trước đó lực lượng kiểm lâm vườn quốc gia Bù Gia Mập đã phát hiện và bắt giữ lập khi đang vận chuyển một con gấu chó (Helarctos malayanus) nặng khoảng 50kg.
Ngày hôm sau, con gấu đã chết do thương tích quá nặng. Tại cơ quan điều tra, Lập khai nhận đã đặt bẫy được con gấu nói trên tại vườn quốc gia Bù Gia Mập và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ thì bị bắt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)